“Tăng trưởng xanh” ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
(LĐXH)- Đứng chân trên địa bàn TP Thanh Hóa, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đa nghành, đa nghề, đa cấp độ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ, hợp tác quốc tế, gắn đào tạo với phát triển nhân lực, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh trong cả nước.
Phấn đấu trở thành trường chất lượng cao
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đạt chuẩn chất lượng cao vào năm 2025, có uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và có nhiều nghề đào tạo trọng điểm đạt chất lượng khu vực ASEAN.
Trường đề ra giá trị cốt lõi là: Cam kết về chất lượng và uy tín; Nhân văn, tận tâm đáp ưng nhu cầu của khách hàng; Chuyên nghiệp, minh bạch; Luôn đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; Phát triển bền vững.Nhà trường luôn xanh dựng hình ảnh văn minh, hiện đại
Nhà trường đề ra các mục tiêu: Đảm bảo chất lượng theo các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của cơ sở Giáo dục nghề nghiệp. Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ viên chức, giảng viên đủ trình độ, phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quản lý và giảng dạy. Thường xuyên rà soát, cập nhập chương trình, giáo trình đào tạo đảm bảo đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định; đẩy mạnh phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng đào đạo đáp ứng yêu cầu của xã hội
Tăng cường triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thông tin nhằm phục vụ tốt công tác quản lý và dạy học. Xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng hiện đại, đa năng, đạt chuẩn quốc gia và khu vực đe dấp ứng yêu càu của hoạt động đào tạo. Bảo đảm người học sau khi tốt nghiệp có ý thức nghề nghiệp cao, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tốt để sẵn sàng làm việc và hội nhập. Mở rộng và tăng cường hợp tác với doanh nghiệp , các nhà tuyển dụng tạo cơ hội việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Chuẩn hóa đầu ra, được kiểm định và công nhận chất lượng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Với phương châm hành động “Kỷ cương, trách nhiệm, chuyên nghiệp, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”, trong những năm qua, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã và đang tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong từng khóa học, từng ngành học; tăng cường công tác thanh tra, kiểm định chất lượng đào tạo nghề; đồng thời chỉ đạo các khoa, phòng, ban, các tổ chức, đoàn thể bám sát bộ tiêu chí đánh giá chất lượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành để đánh giá đúng thực trạng, xây dựng và tổ chức triển khai hiệu quả các đề án cải tiến chất lượng phù hợp.
Chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao, học sinh, sinh viên tốt nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đa dạng hóa ngành nghề theo yêu cầu của xã hội, nhà trường tích cực đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo; hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đào tạo theo đơn đặt hàng, tuyển dụng lao động và giải quyết việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp.
Đến nay, nhà trường đã đào tạo và cung ứng lao động theo đơn đặt hàng của Công ty Cổ phần LILAMA 69-1, LILAMA 18, Công ty CP COMA 17 các nghề điện công nghiệp, điện lạnh, công nghệ ô tô, hàn, tiện, cắt gọt kim loại..., mức thu nhập bình quân hiện nay từ 6 - 10 triệu đồng/tháng/người. Qua điều tra khảo sát, hàng năm, tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đạt trên 90%.
TS. Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa cho biết: Nhà trường đặt mục tiêu phấn đấu trở thành trường cao đẳng chất lượng cao trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Thanh Hóa.
Để thực hiện được mục tiêu đó, thời gian tới, đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường sẽ tập trung vào các giải pháp đó là: Gắn tuyển sinh với tuyển dụng, đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện tốt mô hình đào tạo 9+ gắn với phân luồng học sinh THCS và THPT. Mở rộng liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, mời doanh nghiệp tham gia trong quá trình đào tạo ngay từ quá trình xây dựng chương trình đến tham gia giảng dạy trực tiếp một số mô đun và kiểm tra, sát hạch khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường để doanh nghiệp hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng đào tạo, đồng thời thực hiện tốt việc đào tạo nghề gắn với thị trường lao động.
Ứng dụng sáng tạo và hiệu quả công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp dựa trên thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm tiếp cận với sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Tăng cường và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị được UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các nguồn lực xã hội hóa khác đầu tư cho nhà trường vào việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Tăng trưởng xanh
Lãnh đạo nhà trường khẳng định, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cũng như trong chiến lược hành động quốc gia về tăng trưởng xanh đã khẳng định, giáo dục nghề nghiệp có thể góp phần đạt được các mục tiêu của chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh bằng cách xây dựng một lực lượng lao động có năng lực đáp ứng tốt các yêu cầu của xanh hóa nền kinh tế ở Việt Nam.Nhà trường hướng tới đào tạo các nghề phục vụ tăng trưởng xanh
Giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững. Chính lực lượng lao động có tay nghề là những người xử lý vấn đề năng lượng và tài nguyên tại nơi làm việc một cách hiệu quả và ngăn chặn các rủi ro và thiệt hại môi trường.
Nhà trường hướng tới có thể đào tạo các nghề phục vụ trực tiếp cho phát triển xanh và đưa các kỹ năng xanh vào chương trình đào tạo sẵn có như bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý, an toàn vệ sinh lao động. Ngoài ra, lồng ghép những yếu tố xanh vào hoạt động thực tiễ như quản lý xưởng xanh, xanh hóa khuôn viên và văn hóa nhà trường.
Cùng với đó, nhà trường xây dựng kiến trúc cảnh quan và giữ vệ sinh trong trường đảm bảo, hợp chuẩn; đẩy mạnh phong trào “Trường học thân thiện, học sinh – sinh viên tích cực”, quan tâm trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ; tổ chức những “ngày chủ nhật xanh”… Trường cũng đã có phong trào kết nghĩa, đỡ đầu các di tích, các điểm du lịch để chăm sóc, bảo vệ các giá trị, hiện vật và môi trường cảnh quan. Gắn việc giáo dục bảo vệ môi trường với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường. Tổ chức Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt trong công tác chăm sóc cảnh quan môi trường, từ giảng đường, đến khu ký túc xá… đều sạch sẽ, vệ sinh.
Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giao thông, Luật Phòng chống ma túy, Luật Thanh niên, Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch…, nhà trường luôn dành thời lượng và có hình thức thích hợp để triển khai phổ biến Luật Bảo vệ môi trường.
Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy và học, xây dựng môi trường học tập an toàn./.
Hồng Anh
TAG: