Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Sơn La có 1.796 lao động người dân tộc thiểu số được vay vốn giải quyết việc làm
02:44 PM 14/07/2021
(LĐXH)- Tính đến cuối tháng 6/2021, từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm, tỉnh Sơn La có 3.772 lao động được vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; trong đó có 1.796 lao động là người dân tộc thiểu số.
Thống kê đến cuối năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động của Sơn La là 752.622 người, chiếm 59,37% so với tổng dân số. Phân bố dân số trong độ tuổi lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (khoảng 86,16%), tổng số lao động tham gia các thành phần kinh tế khoảng 708.490 người.
Thời gian qua, tình hình phân bổ, sử dụng lao động của tỉnh Sơn La đã có chuyển biến rõ nét, xu hướng chung của thị trường lao động hiện nay là luồng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và từ nông thôn đi các tỉnh, thành phố lớn.
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Cụ thể, tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 là 68,7%; công nghiệp, xây dựng là 15,5%; thương mai, dịch vụ là 15,8%.

Lao động người dân tộc thiểu số làm thủ tục vay vốn giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2020 là 55%; tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng chứng chỉ đạt 20%.
Sơn La là tỉnh miền núi có 112/204 xã đặc biệt khó khăn với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống rải rác, thưa thớt; địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc lớn. Điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, quy mô kinh tế nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với tốc độ phát triển dân số.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh ngày càng tăng, cơ cấu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp cao, năng xuất lao động còn thấp. Chất lượng việc làm đã được nâng lên, nhưng tính ổn định, bền vững trong việc làm còn thấp, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh rất lớn, trong khi nguồn vốn được phân bổ còn hạn hẹp. Các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, số doanh nghiệp còn ít so với tỷ lệ người dân, số doanh nghiệp lớn đầu tư còn chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu phần lớn người lao động có mong muốn làm việc tại địa phương.
Chính vì vậy, nhiều năm qua, để thực hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách về giải quyết việc làm, trong đó có việc giải quyết và duy trì việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Sơn La phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện cho vay vốn Quỹ giải quyết việc làm và các nguồn tín dụng khác theo đúng quy định, đúng đối tượng, không để tồn vốn. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn.
Cụ thể, tổng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm đến ngày 30/6/2021 là 273,085 tỷ đồng, chiếm 5,5 %/tổng nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội Sơn La. Trong đó, nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm là 70,728 tỷ đồng, chiếm 26%/tổng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội huy động đạt 64 tỷ triệu đồng, chiếm 23,3%. Nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua Ngân hàng chính sách xã hội 138,447 tỷ đồng, chiếm 50,7%/tổng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm.

Cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mộc Châu (Sơn La) kiểm tra hiệu quả mô hình vay vốn giải quyết việc làm của người dân tộc thiểu số

Từ năm 2016 đến 30/6/2021, số cho vay nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đạt 120,730 tỷ đồng, tổng dư nợ đến 30/6/2021 là 68,915 tỷ đồng, đạt 97,4% kế hoạch được giao. Tổng số dự án cho vay là 3.296 dự án, trong đó có 3.288 dự án của người lao động, bao gồm: 31 dự án của người khuyết tật, 1.651 dự án của người dân tộc thiểu số; 05 dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh, 05 dự án cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Kết quả đã tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 3.772 lao động, trong đó có 2.031 lao động nữ, 51 lao động là người khuyết tật, 1.796 lao động là người dân tộc thiểu số.
Về nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua Ngân hàng chính sách xã hội, doanh số cho vay đạt 201,713 triệu đồng, tổng dư nợ đến 30/6/2021 là 136,987 triệu đồng, đạt 98,94% kế hoạch. Tổng số dự án cho vay là 4.968 dự án, trong đó có 2.547 dự án của người dân tộc thiểu số, 03 dự án cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Kết quả có 5.706 lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, trong đó 2.729 lao động là người dân tộc thiểu số.  
Đối với nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội huy động (nguồn vốn Trung ương), doanh số cho vay đạt 71,957 triệu đồng, tổng dư nợ đến 30/6/2021 là 63,636 triệu đồng, đạt 99,6% kế hoạch. Tổng số dự án cho vay từ năm 2016 đến 30/6/2021 là 1.513 dự án, trong đó 855 dự án của người dân tộc thiểu số, 1 dự án cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Kết quả có 1.612 lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, trong đó có 887 lao động là người dân tộc thiểu số.
Thời gian tới, nhằm tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục thực hiện tốt Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích đạt hiệu quả…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
Lào Cai: Tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
An Giang chú trọng tôn tạo, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ
An Giang: Đa dạng các hoạt động truyền thông thúc đẩy công tác bình đẳng giới
An Giang: Tăng cường phối hợp thực hiện phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới
Phát huy bình đẳng giới trong một số cơ quan, đơn vị ở An Giang
Đẩy mạnh trợ giúp, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người khuyết tật