Sôi động thị trường lao động cuối năm
Thị trường lao động tại Hà Nội dịp cuối năm diễn ra khá sôi động, bởi nhu cầu sử dụng lao động, cũng như chính nhu cầu tìm kiếm việc làm thời vụ tăng cao.
Nhu cầu tăng cao
Từ đầu quý IV đến nay, thông tin tuyển dụng lao động liên tục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, cho đến sàn giao dịch, trung tâm, dịch vụ giới thiệu việc làm. Trên Cổng thông tin điện tử việc làm của Bộ LĐ-TB&XH, lượng người tìm việc, việc tìm người trên địa bàn TP Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu, với hàng trăm lượt giao dịch, trao đổi mỗi ngày.
Từ đầu quý IV đến nay, thông tin tuyển dụng lao động liên tục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, cho đến sàn giao dịch, trung tâm, dịch vụ giới thiệu việc làm. Trên Cổng thông tin điện tử việc làm của Bộ LĐ-TB&XH, lượng người tìm việc, việc tìm người trên địa bàn TP Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu, với hàng trăm lượt giao dịch, trao đổi mỗi ngày.
Cuối ngày 15-12, trang tin của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội vẫn còn 700 vị trí việc làm chờ người lao động và hơn 1.000 hồ sơ tìm việc. Nhiều công ty, đơn vị cần tuyển lao động gấp, như Công ty cổ phần Đầu tư DNC có địa chỉ tại 51/97 đường Văn Cao (Ba Đình) tuyển nhiều công nhân điện dân dụng, xây dựng, cơ khí, gò hàn; Công ty cổ phần VNCeiling Việt Nam tại tòa nhà TX-05, số 55 đường Ngụy Như Kon Tum (Thanh Xuân) cần tuyển khoảng 10 nhân viên kinh doanh; Truyền hình cáp Việt Nam cần tuyển 15 nhân viên kinh doanh… Đa số đơn vị tuyển dụng đưa ra mức lương, thưởng và chế độ đãi ngộ khá hấp dẫn.
Tại khu vực cần sử dụng nhiều lao động như chợ đầu mối, ga tàu, bến xe, làng nghề sản xuất bánh kẹo, thực phẩm… người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến chờ việc vào đầu giờ sáng đông hơn những tháng giữa năm. Nhưng, chỉ sau 8h sáng, đa số họ tìm được việc làm theo giờ hoặc theo ngày với mức thu nhập khoảng 200.000-250.000 đồng/người/ngày.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, trong quý IV, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng so với cùng kỳ những năm trước. Ước tính, các đơn vị tuyển dụng cần tuyển 3.500-4.000 nhân viên kinh doanh, 3.000-4.000 nhân viên bán hàng và hàng nghìn vị trí việc làm thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Người lao động dễ dàng tìm được những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm như đóng gói bao bì, phục vụ nhà hàng, thu ngân, giao hàng, chăm sóc cây cảnh, giúp việc nhà theo giờ… Dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục tăng từ 10 đến 15%.
Cần chủ động nắm bắt thị trường
Cung - cầu lao động dịp cuối năm đều tăng cao, nhưng không phải lúc nào hai bên cũng gặp nhau. Kết quả các phiên giao dịch việc làm gần đây cho thấy, nhu cầu của người sử dụng lao động và lao động tìm việc vẫn còn những điểm khác biệt. Nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động đáp ứng với yêu cầu công việc, còn người lao động vẫn phải làm những công việc chưa phù hợp với bản thân. Đơn cử như Công ty cổ phần VNCeiling Việt Nam, sau gần 3 tháng đăng tin tuyển dụng ở nhiều nơi, công ty vẫn chưa tuyển được lao động cho công việc trang trí nội thất, kinh doanh vật liệu xuyên sáng cho nội thất.
“Công việc đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt, có gu thẩm mỹ, trong khi đa số người ứng tuyển chỉ muốn có công việc đơn giản, lương cao, chứ không muốn học hỏi, không nhiệt tình với công việc, không xác định gắn bó lâu dài”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần VNCeiling Việt Nam cho hay.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngoài phiên giao dịch việc làm cố định vào sáng thứ ba và thứ năm hằng tuần, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội còn mở các phiên giao dịch chuyên đề. Tháng 10 vừa qua, hội chợ việc làm dành cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc về nước được tổ chức tại 215 Trung Kính, phường Yên Hòa (Cầu Giấy) và các sàn giao dịch việc làm vệ tinh của TP Hà Nội.
Hội chợ thu hút 51 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng hơn 600 vị trí việc làm. Phiên giao dịch việc làm chuyên đề nhà hàng, khách sạn diễn ra tháng 11 thu hút hơn 30 doanh nghiệp tuyển lao động làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn với hơn 800 vị trí việc làm. Nhiều lao động tham gia phiên giao dịch chuyên đề đã tìm được việc làm mang lại thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tiến hành xây dựng, cập nhật bản tin thị trường lao động Hà Nội theo quý để có thể đưa ra dự báo sát hơn với tình hình thực tế, giúp người lao động và người sử dụng lao động có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn khi tham gia thị trường.
Theo ông Vũ Quang Thành, để có thị trường bền vững, các cơ quan chức năng cần định hướng cho doanh nghiệp về cách sử dụng lao động hợp lý, khoa học, đúng pháp luật; cần dự báo chính xác những ngành nghề sẽ thiếu hụt; trang bị cho người lao động kiến thức, kỹ năng làm việc phù hợp với xu hướng phát triển. Về phía người sử dụng lao động, các đơn vị cần chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng lao động, tránh sự thiếu hụt trong từng thời kỳ, thời điểm. Người lao động cần tự trang bị những kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. “Lao động trẻ càng phải chủ động học hỏi, tìm hiểu thông tin để có được công việc phù hợp”, ông Vũ Quang Thành chia sẻ.
Tại khu vực cần sử dụng nhiều lao động như chợ đầu mối, ga tàu, bến xe, làng nghề sản xuất bánh kẹo, thực phẩm… người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến chờ việc vào đầu giờ sáng đông hơn những tháng giữa năm. Nhưng, chỉ sau 8h sáng, đa số họ tìm được việc làm theo giờ hoặc theo ngày với mức thu nhập khoảng 200.000-250.000 đồng/người/ngày.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, trong quý IV, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng so với cùng kỳ những năm trước. Ước tính, các đơn vị tuyển dụng cần tuyển 3.500-4.000 nhân viên kinh doanh, 3.000-4.000 nhân viên bán hàng và hàng nghìn vị trí việc làm thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Người lao động dễ dàng tìm được những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm như đóng gói bao bì, phục vụ nhà hàng, thu ngân, giao hàng, chăm sóc cây cảnh, giúp việc nhà theo giờ… Dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục tăng từ 10 đến 15%.
Cần chủ động nắm bắt thị trường
Cung - cầu lao động dịp cuối năm đều tăng cao, nhưng không phải lúc nào hai bên cũng gặp nhau. Kết quả các phiên giao dịch việc làm gần đây cho thấy, nhu cầu của người sử dụng lao động và lao động tìm việc vẫn còn những điểm khác biệt. Nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động đáp ứng với yêu cầu công việc, còn người lao động vẫn phải làm những công việc chưa phù hợp với bản thân. Đơn cử như Công ty cổ phần VNCeiling Việt Nam, sau gần 3 tháng đăng tin tuyển dụng ở nhiều nơi, công ty vẫn chưa tuyển được lao động cho công việc trang trí nội thất, kinh doanh vật liệu xuyên sáng cho nội thất.
“Công việc đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt, có gu thẩm mỹ, trong khi đa số người ứng tuyển chỉ muốn có công việc đơn giản, lương cao, chứ không muốn học hỏi, không nhiệt tình với công việc, không xác định gắn bó lâu dài”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần VNCeiling Việt Nam cho hay.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngoài phiên giao dịch việc làm cố định vào sáng thứ ba và thứ năm hằng tuần, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội còn mở các phiên giao dịch chuyên đề. Tháng 10 vừa qua, hội chợ việc làm dành cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc về nước được tổ chức tại 215 Trung Kính, phường Yên Hòa (Cầu Giấy) và các sàn giao dịch việc làm vệ tinh của TP Hà Nội.
Hội chợ thu hút 51 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng hơn 600 vị trí việc làm. Phiên giao dịch việc làm chuyên đề nhà hàng, khách sạn diễn ra tháng 11 thu hút hơn 30 doanh nghiệp tuyển lao động làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn với hơn 800 vị trí việc làm. Nhiều lao động tham gia phiên giao dịch chuyên đề đã tìm được việc làm mang lại thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tiến hành xây dựng, cập nhật bản tin thị trường lao động Hà Nội theo quý để có thể đưa ra dự báo sát hơn với tình hình thực tế, giúp người lao động và người sử dụng lao động có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn khi tham gia thị trường.
Theo ông Vũ Quang Thành, để có thị trường bền vững, các cơ quan chức năng cần định hướng cho doanh nghiệp về cách sử dụng lao động hợp lý, khoa học, đúng pháp luật; cần dự báo chính xác những ngành nghề sẽ thiếu hụt; trang bị cho người lao động kiến thức, kỹ năng làm việc phù hợp với xu hướng phát triển. Về phía người sử dụng lao động, các đơn vị cần chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng lao động, tránh sự thiếu hụt trong từng thời kỳ, thời điểm. Người lao động cần tự trang bị những kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. “Lao động trẻ càng phải chủ động học hỏi, tìm hiểu thông tin để có được công việc phù hợp”, ông Vũ Quang Thành chia sẻ.
Minh Ngọc
TAG: