An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Ra mắt Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động
10:21 AM 01/03/2017
(LĐXH) – Chiều ngày 28/2, tại trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,đã diễn ra cuộc họp lần thứ nhất của Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động để thông báo danh sách thành viên và thông qua quy chế làm việc của Hội đồng.
Các đại biểu tham dự cuộc họp
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - Đào Ngọc Dung,Chủ tịch Hội đồng quốc gia về ATVSLĐ, chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp còn có các thành viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: Y tế, Tổng LĐLĐVN, Giao thông vận tải, Công thương, Quốc phòng, Công an, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam…
Ngày 10/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1037/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng quốc gia về ATVSLĐ. Hội đồng có 15thành viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, gồm 1 Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, 3 Phó Chủ tịch và 11 Ủy viên.
Hội đồng Quốc gia về ATVSLĐ có trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATVSLĐ theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều Luật ATVSLĐ; tổ chức đối thoại theo quy định của Luật ATVSLĐ. Bộ LĐTBXH là đơn vị thường trực của Hội đồng. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách Trung ương bảo đảm trong kinh phí hằng năm của Bộ LĐTBXH.
Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Trưởng Ban thư ký Hội đồng
trình bày dự thảo quy chế làm việc của Hội đồng
Theo dự thảo quy chế làm việc, Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tư vấn, dân chủ, tập trung thảo luận công khai. Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được quyền tham khảo và cung cấp các thông tin cần thiết, được quyền thảo luận, góp ý kiến, biểu quyết trong các phiên họp của Hội đồng.Ý kiến được đa số thành viên tán thành hoặc ý kiến chỉ có 50% thành viên đồng ý mà được Chủ tịch Hội đồng tán thành là khuyến nghị chung của Hội đồng. Các Khuyến nghị kỳ họp của Hội đồng được báo cáo đầy đủ lên Chính phủ.
Chủ tịch Hội đồng có quyền triệu tập và chủ trì các cuộc họp, đối thoại định kỳ  và đột xuất của Hội đồng; trực tiếp giải quyết hoặc khuyến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng… Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết các công việc của Hội đồng và những vấn đề được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền. Ủy viên Hội đồng phải tham dự đầy đủ các phiên họp và hoạt động của Hội đồng. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng và có văn bản cử người đi thay; Tham mưu cho Hội đồng về việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATVSLĐ do Bộ, ngành quản lý…
Các thành viên đóng góp ý kiến cho dự thảo quy chế làm việc của Hội đồng
Tại cuộc họp các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo quy chế làm việc của Hội đồng. Trong đó, có các ý kiến như: Nên có thêm nhiệm vụ cho Hội đồng như giám sát hoạt động, sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của địa phương, cơ sở; nên lựa chọn thời điểm tổ chức họp, đối thoại vào thời điểm trước tháng Hành động về ATVSLĐ; Nên họp 1 cuộc định kỳ và khi cần thì Chủ tịch có thể triệu tập họp đột xuất như: xảy ra cháy nổ; sự cố TNLĐ…
Kết luận tại cuộc họp Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị sau phiên họp, Ban thư ký Hội đồng sẽ hoàn tất các văn bản, trong đó phân công rõ trách nhiệm của các thành viên Hội đồng: tham gia hoạt động của cộng đồng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành viên; chịu trách nhiệm tham gia tư vấn, tham mưu cho Chủ tịch, Hội đồng trong lĩnh vực ATVSLĐ; từng thành viên chịu trách nhiệm trước Hội đồng về hoạt động ATVSLĐ trong lĩnh vực mình phụ trách.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung - Chủ tịch Hội đồng quốc gia ATVSLĐ kết luận tại cuộc họp
Về quy chế làm việc, Bộ trưởng yêu cầu bổ sung trách nhiệm chung của Hội đồng là chức năng tư vấn và đối thoại chính sách. Để tư vấn và đối thoại được thì phải nắm rõ tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ. Nên bổ sung việc không thành lập Hội đồng ở các bộ, ngành nhưng có thể thành lập ở địa phương. Nên tách riêng 2 việc họp và đối thoại. Đối thoại nên tổ chức định kỳ vào tháng 4 và không nhất thiết chỉ tổ chức 1 lần/năm, có thể xem xét tình hình thực tế để tổ chức đối thoại. Một năm sẽ tổ chức 1 đến 2 lần họp, khi cần thiết có thể triệu tập cuộc họp đột xuất./.
Nguyễn Hiền
TAG:
Tin khác
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững