An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Quảng Ninh: Tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp
03:09 PM 17/04/2017
(LĐXH) - Thời gian qua, tuy đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), nhưng tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn vẫn diễn biễn phức tạp và có xu hướng gia tăng.
Để tăng cường công tác đảm bảo ATVSLĐ, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ. Trong đó có chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về công tác này. Mà cao điểm là tập trung triển khai thực hiện các hoạt động của Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 18 năm 2016. Theo báo cáo của các đơn vị trước và trong Tuần lễ đã có 115.420 lượt người sử dụng lao động và người lao động được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Năm 2016, Sở Lao động - TB&XH đã tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được 23 lớp cho 1374 người sử dụng lao động và người lao động tại 113 doanh nghiệp theo chương trình Quốc gia về AT-VSLĐ năm 2016.
TNLĐ vẫn có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh
Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động được tăng cường thực hiện; các Sở, ban ngành đã tăng cường công tác phối hợp, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, liên cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả, tránh chồng chéo, tạo thuận lợi cho cơ sở; đề cao ý thức tự kiểm tra một cách thường xuyên của cơ sở để chủ động phát hiện các sai phạm, các nguy cơ mất an toàn, từ đó có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Năm 2016, Thanh tra Sở LĐTBXH đã phối hợp với các Sở và các địa phương tổ chức thanh, kiểm tra chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động theo chỉ đạo của Bộ LĐTBXH và UBND tỉnh Quảng Ninh. Thực hiện thanh tra, kiểm tra trong khai thác đá; triển khai chiến dịch thanh tra lao động trong lĩnh vực xây dựng; tham gia cùng Thanh tra Bộ LĐTBXH thanh tra pháp luật lao động, an toàn lao động tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Kết quả như sau: Năm 2016, Sở LĐTBXH đã thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ tại 152 đơn vị; qua thanh, kiểm tra, đã yêu cầu các đơn vị thực hiện 1.093 kiến nghị; xử phạt vi phạm hành chính 13 đơn vị với số tiền là 180,5 triệu đồng; đã yêu cầu tạm dừng hoạt động của 58 máy, thiết bị, 06 vị trí sản xuất, 02 cơ sở sang chiết khí gas do không đảm bảo điều kiện an toàn lao động.
Sau các đợt thanh tra, kiểm tra đều tổng hợp, đánh giá, thông báo các vấn đề cần chấn chỉnh, nhắc nhở cho các cơ sở có cùng lĩnh vực để rút kinh nghiệm chung theo chuyên đề. Các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đều nghiêm túc thực hiện các kiến nghị và có báo cáo kết quả việc thực hiện kiến nghị cho các cơ quan tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra.  Đã xác nhận khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ cho 245 thiết bị của 24 đơn vị.
Bên cạnh đó, công tác huấn luyện ATVSLĐ cũng được quan tâm thực hiện; nội dung, phương pháp huấn luyện từng bước được đổi mới, đa dạng, phong phú, đem lại hiệu quả cao hơn; tài liệu, giáo trình được biên soạn theo chương trình khung và phù hợp với từng ngành nghề, công việc, đối tượng được huấn luyện. Các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động được cập nhật kịp thời; triển khai, hướng dẫn, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để các cơ sở nắm bắt, tổ chức thực hiện theo quy định. Hệ thống máy móc, thiết bị như: máy chiếu, máy tính, mô hình... được trang bị đầy đủ để phục vụ cho công tác giảng dạy, huấn luyện. Hiện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) có 6 cán bộ chuyên môn kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện ATVSLĐ. Trong 3 năm 2014 - 2016, Sở đã tổ chức huấn luyện 97 lớp cho 5.232 người tại 674 doanh nghiệp, đơn vị cơ sở; trong đó có: 2.445 người sử dụng lao động, cán bộ quản lý, cán bộ ATVSLĐ; 2.787 người lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và người làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh, nhưng thời gian qua, tình hình TNLĐ vẫn có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Theo số liệu báo cáo của Sở LĐTBXH, trong năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 563 vụ TNLĐ làm 587 người bị nạn; trong đó có 34 người chết và 341 người bị thương nặng. So với năm 2015, tổng số vụ TNLĐ tăng 122 vụ; tổng số nạn nhân tăng 132 người; số người chết tăng 01 người; số người bị thương nặng tăng 88 người. Chi phí thiệt hại do TNLĐ là 14,43 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 30.442 ngày.
Nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền những quy định của pháp luật về ATVSLĐ, đồng thời tăng cường các hoạt động tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động để cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, giúp người sử dụng lao động chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, biện pháp ATVSLĐ và biết cách thực hành, xử lý những tình huống trong thực tiễn. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với doanh nghiệp vi phạm về ATVSLĐ. Điều quan trọng nhất là người sử dụng lao động và người lao động cần chủ động, tích cực thực hiện các quy định về ATVSLĐ, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp./.
 Cảnh Minh
 
TAG:
Tin khác
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững