An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Bình: Nỗ lực giảm nghèo bền vững
02:55 PM 20/08/2019
(LĐXH) – Thời gian qua, Tỉnh Quảng Bình đã thực hiện đồng bộ nhiều chính sách giảm nghèo chung đến các dự án đặc thù của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Qua 3 năm thực hiện, các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân mỗi năm 2,42%.
Thời gian qua, Quảng Bình đã thực hiện tương đối toàn diện, đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo từ các chính sách giảm nghèo chung đến các dự án đặc thù của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện điều kiện sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo như: Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, cấp thẻ BHYT, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ trong giáo dục- đào tạo, hỗ trợ tiền điện, làm nhà ở... Chương trình 30a,135 đã đầu tư, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ  phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, miền núi... Qua đó, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn người dân xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy trồng nấm
Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay để đầu tư sản xuất, kinh doanh, con em học tập, học nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm…góp phần quan trọng tạo sinh kế, giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện đời sống của người dân. Từ năm 2014 đến 30/6/2019, doanh số cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình qua 3 chương trình, gồm: hộ nghèo, giải quyết việc, xuất khẩu lao động đạt trên 1.279 tỷ đồng với 41.700 lượt hộ vay vốn. Tổng dư nợ đạt trên 700 tỷ đồng với gần 18.400 hộ dư nợ. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã tăng 38,5 tỷ đồng, chiếm 69,9% tổng số nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Nhờ vậy, toàn tỉnh Quảng Bình đã có trên 44.900 hộ được hỗ trợ và vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm thường xuyên cho trên 11.500 lao động, đưa tỷ lệ lao động thất nghiệp chung toàn tỉnh từ 2,38% (năm 2014) xuống còn 1,98% (năm 2018); hỗ trợ 3.700 hộ nghèo và 88 hộ gia đình, người lao động có thu nhập thấp được vay vốn để xây dựng mới và sửa chữa nhà ở… Đặc biệt, thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi, hộ nghèo và các đối tượng chính sách được nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết phát huy nội lực, tự vươn lên trong sản xuất, kinh doanh để tạo tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm vươn lên thoát nghèo bền vững.
Các đoàn thể huyện Bố Trạch tập trung hỗ trợ cây, con giống, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế
Việc thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng của Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã góp phần không nhỏ trong việc giảm dần tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo của từng giai đoạn. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,23% năm 2014 xuống còn 7, 23% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015); giảm từ 14,42% năm 2016 xuống còn 6,14% năm 2019 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2015 - 2020).
Nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, Quảng Bình sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án giảm nghèo. Đó là: Huy động mọi nguồn lực như nguồn vốn, lao động, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề trong công tác giảm nghèo; chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hiệu quả nhằm đa dạng hóa thu nhập; phát triển kinh tế trang trại… Ngoài ra, hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho người nghèo gắn với việc làm; cung cấp dịch vụ khuyến nông - lâm - ngư miễn phí cho người nghèo làm nông nghiệp; tăng cường công tác nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ XĐGN và cán bộ ở các xã nghèo; phát triển thị trường lao động, động viên người lao động tự tạo việc làm; khuyến khích nhà đầu tư phát triển vào nông nghiệp để tạo thêm việc làm mới cho người dân địa phương; tích cực tham gia thị trường lao động trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo nghề và chủ động giải quyết việc làm. Trong đó, tập trung ưu tiên các nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS; chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động tự vươn lên thoát nghèo của người dân, vận động để thay đổi suy nghĩ, cách làm, thói quen của bà con dân tộc thiểu số theo hướng ‘‘bắt tay, chỉ việc’’ giúp họ tự tổ chức sản xuất, ổn định cuộc sống./.
Nguyễn Hiền
TAG:
Tin khác
Đắk Lắk: Chăm lo chu đáo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
Chương trình “Xuân biên cương - Tết ấm cho em – Hội chợ Tết 0 đồng”
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp
Chương trình Tết đồng bào 2025: Mang Tết sớm đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Bắc Giang: Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
Chương trình 'Tết cho trẻ em nghèo' trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội