Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Phú Thọ: Quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ nữ
02:03 PM 10/08/2023
(LĐXH) – Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; luôn tạo điều kiện cho phụ nữ học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực để tự tin tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và khẳng định bản thân.
Nhằm thúc đẩy công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành các chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên phạm vi toàn tỉnh, gắn nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn.
Cấp ủy, chính quyền các cấp cũng luôn quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ. Đội ngũ cán bộ nữ được ưu tiên cử đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận chính trị… Đến nay, toàn tỉnh có 15 nữ Nhà giáo ưu tú; 46 nữ tiến sỹ. Số lượng, chất lượng học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi hàng năm của tỉnh đều đứng trong top 10 cả nước. Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi 15 đến 60 đạt 98%; độ tuổi 15 đến 35 tuổi đạt 99,73%, tỷ lệ biết chữ của phụ nữ đạt 98,1%. Công tác khuyến học, phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, xây dựng xã hội học tập được hội viên phụ nữ và cộng đồng tích cực hưởng ứng thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ gặp mặt các cán bộ nữ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhân
Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
Công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt cũng được các cơ quan, đơn vị chú trọng. Thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, chính quyền, các ngành chức năng ở Phú Thọ đã tập trung xây dựng hệ thống các giải pháp thực hiện các mục tiêu kế hoạch của tỉnh như tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị đã rà soát đánh giá về phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực thực tiễn của từng cán bộ nữ để bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động nữ phù hợp với trình độ, năng lực và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực công tác, giúp phụ nữ có cơ hội phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ phụ nữ phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân, có nhiều biện pháp cụ thể trong việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ nữ, phát huy được thế mạnh của đội ngũ cán bộ nữ trên các lĩnh vực hoạt động của từng ngành.
Đến nay, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt trong HĐND, UBND các cấp ở cấp tỉnh có 7 người, trong đó nữ chiếm 14,28%; cấp huyện, năm 2021 có 66 người (nữ chiếm 10,6%), năm 2022 có 66 người (nữ chiếm 12.12); cấp xã, năm 2021 có 926 người (nữ 114 chiếm 12,31%), năm 2022 có 930 người (nữ 115 chiếm 12,37%). Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2021, tổng số có 74 người (trong đó nữ 11 người, chiếm 14,9%); năm 2022 có 74 người (nữ 11 người, chiếm 14,9%). Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện năm 2021 có 410 người (nữ 119 người, chiếm 29,02%).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt, vẫn còn một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên nhận thức về công tác cán bộ nữ chưa sâu sắc; Việc bố trí cán bộ nữ làm lãnh đạo, quản lý chưa có bước đột phá, nhìn nhận đánh giá phụ nữ còn cầu toàn, khắt khe, chưa tạo điều kiện cần thiết cho cán bộ nữ vươn lên. Những quan niệm về giới và sự chênh lệch trong nhận thức về tiêu chuẩn dành cho nữ giới và dành cho vai trò lãnh đạo ảnh hưởng đến khả năng nhìn nhận hiệu quả công việc của phụ nữ. Một số cán bộ nữ chưa vượt qua được những cản trở về gia đình, ngại phấn đấu vươn lên trong học tập và công tác quản lý cũng như những hoạt động xã hội, nên khó khăn cho công tác quy hoạch đào tạo, bố trí cán bộ.
Theo Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ phấn đấu đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030; tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạt 50% vào năm 2025 và trên 50% vào năm 2030; tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030…
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, các cấp, ngành trong tỉnh sẽ tiếp tục  quan tâm đến công tác quy hoạch, tạo nguồn lãnh đạo nữ các cấp, các ngành; Đổi mới, kiên quyết và kiên trì trong việc tạo nguồn, phát hiện nhân tố tích cực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ nữ; Quan tâm tới công tác đề bạt, giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm cán bộ nữ. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ phù hợp với tình hình thực tiễn và có chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ công tác ở vùng cao, vùng sâu là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ có hoàn cảnh khó khăn; Quan tâm giúp đỡ, động viên cán bộ nữ có hoàn cảnh khó khăn, có niềm tin, nghị lực tiếp tục công tác tốt hơn. Qua đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, vì hạnh phúc của gia đình và sự phát triển của xã hội./.
Hưng Cảnh
TAG:
Tin khác
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật
Kon Tum: Thực hiện tốt chính sách trợ giúp người khuyết tật
Nữ doanh nhân Phượng Hồng Kông: Hỗ trợ người nghèo bằng trái tim nhân ái
Đắk Nông kiềm chế, tiến tới đẩy lùi những hiểm họa và hệ lụy do tội phạm ma túy
Long Phước: Ấp Tập Phước đón nhận Khu dân cư nông thôn mới
Tập huấn đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, văn hóa công vụ trong cơ quan
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa