Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Phú Thọ nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới
05:04 PM 17/09/2023
(LĐXH)- Nhiều năm qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, chính trị, xã hội ở Phú Thọ đã quan tâm tới việc nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Trong đó, tỉnh đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; tổ chức tập huấn kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, kỹ năng phân tích, sử dụng số liệu tách biệt giới trong một số nội dung về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực...
Đồng thời, chú trọng tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo và hoạt động của các cơ quan dân cử cho cán bộ nữ tiềm năng; tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, thủ trưởng đơn vị, vai trò của tổ chức đoàn thể đối với những vấn đề liên quan đến nữ công chức, viên chức, người lao động. Nhờ vậy, lực lượng lao động nữ và đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Phú Thọ ngày càng được quan tâm cũng như khẳng định được vai trò, sự đóng góp quan trọng của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và tiến bộ xã hội.
Đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Phú Thọ ngày càng được quan tâm
Thực hiện nhiệm vụ quả lý Nhà nước về công tác bình đẳng giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phú Thọ đã chủ động phối hợp, hướng dẫn các đơn vị tăng cường và đa dạng các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thực hành về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân; phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị thông qua các hình thức phù hợp với từng địa phương, đơn vị và đặc thù từng nhóm đối tượng; tuyên truyền giới thiệu các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới đang được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai; nhân rộng các hoạt động thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong thực hiện bình đẳng giới, chú ý đến nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, thanh niên. Qua đó, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Kết quả, riêng trong năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phú Thọ đã phối hợp tổ chức 14 hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho gần 2.500 đại biểu là trưởng khu dân cư, các hội đoàn thể, đại diện hộ gia đình, các cặp vợ chồng có nguy cơ bị bạo lực, bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin cơ sở (băng zôn, khẩu hiệu, loa phát thanh, Website…) với 1.266 lượt, tổng số người tham gia là 131.565 người; sản xuất, phát hành các sản phẩm truyền thông số lượng với 626, thu hút 24.847 người tham gia (trong đó nam 12.191 người, nữ 12.656 người)...
Tổ chức phát động và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 với 699 cuộc, thu hút với 164.103 người tham gia (trong đó nam 79.590 người, nữ 84.513 người); phối hợp với Trung tâm kinh doanh VNPT tỉnh Phú Thọ tuyên truyền Tháng hành động qua tin nhắn điện thoại (300.000 thuê bao điện thoại).
Đặc biệt, cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị, địa phương ở Phú Thọ đã rà soát đánh giá về phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực thực tiễn của từng cán bộ nữ để bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động nữ phù hợp với trình độ, năng lực và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực công tác, giúp phụ nữ có cơ hội phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ phụ nữ phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân, có nhiều biện pháp cụ thể trong việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ nữ, phát huy được thế mạnh của đội ngũ cán bộ nữ trên các lĩnh vực hoạt động của từng ngành.
Bằng các giải pháp nêu trên, đến nay, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Lãnh đạo chủ chốt trong HĐND, UBND các cấp ở cấp tỉnh có 7 người, trong đó nữ chiếm 14,28%; cấp huyện, năm 2021 có 66 người (nữ chiếm 10,6%), năm 2022 có 66 người (nữ chiếm 12.12); cấp xã, năm 2021 có 926 người (nữ 114 chiếm 12,31%), năm 2022 có 930 người (nữ 115 chiếm 12,37%). Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2021, tổng số có 74 người (trong đó nữ 11 người, chiếm 14,9%); năm 2022 có 74 người (nữ 11 người, chiếm 14,9%). Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện năm 2021 có 410 người (nữ 119 người, chiếm 29,02%).
Có thể thấy, tỷ lệ nữ ở Phú Thọ được quy hoạch, bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo được cấp ủy, chính quyền quan tâm, tạo cơ hội cho chị em tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỷ lệ lao động nữ được đào tạo, nữ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học và ngoại ngữ ngày càng tăng; tỷ lệ mù chữ và bỏ học ở trẻ em gái tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã giảm rõ rệt./.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”
‘Biển người’ đổ về hồ Tây xem 2.025 drone trình diễn ánh sáng
TP Lào Cai tặng quà Tết cho gia đình người có công bị ảnh hưởng cơn bão số 3
Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, xã hội nhân dịp Tết Ất Tỵ
Nhân rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên vùng đất Thép Thái Nguyên
Du khách mang thuốc lá điện tử vào Việt Nam có thể bị xử tù
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm mảnh giấy: ‘Em là sinh viên, không nuôi được con’