An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Phú Thọ: Đối thoại về pháp luật lao động và công tác ATVSLĐ năm 2018
09:02 AM 29/05/2018
(LĐXH) - Hưởng ứng Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2018, ngày 15/5, Sở Lao động - TBXH (Cơ quan thường trực Hội đồng ATVSLĐ tỉnh) phối hợp với các đơn vị thành viên tổ chức Hội nghị đối thoại về pháp luật lao động và công tác ATVSLĐ.
Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên Hội đồng ATVSLĐ; các cơ quan quản lý Nhà nước về ATVSLĐ của 13 huyện, thị xã, thành phố cùng hơn 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, công tác ATVSLĐ đã được các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ quan tâm thực hiện, từng bước hình thành phong trào thi đua bảo đảm ATVSLĐ, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. Bên cạnh việc đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến đảm bảo ATVSLĐ và coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời, chủ động thực hiện các hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tai nạn lao động, thực hiện huấn luyện an toàn lao động cho người lao động, trang bị phương tiện cá nhân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, đảm bảo các loại máy móc tại doanh nghiệp được sử dụng, vận hành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Qua đó đã hạn chế được các tai nạn, sự cố đặc biệt nghiêm trọng, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, tần suất tai nạn lao động năm sau giảm so với năm trước.
Mặc dù công tác ATVSLĐ ở Phú Thọ đã dần đi vào nề nếp nhưng vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro tai nạn lao động
Hiện nay, toàn tỉnh Phú Thọ có hơn 80% đơn vị, doanh nghiệp có bộ máy làm công tác ATVSLĐ, bình quân mỗi năm có trên 120.000 lượt người lao động được huấn luyện về ATVSLĐ. Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và huấn luyện về ATVSLĐ, Sở Lao động – TBXH được giao làm đơn vị nòng cốt phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng và các địa phương tổ chức khoảng 70 cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành, đo kiểm tra môi trường lao động tại doanh nghiệp, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và mở các lớp huấn luyện… để nâng cao ý thức về ATVSLĐ.
Tuy nhiên, qua đánh giá, mặc dù đạt đuợc một số kết quả nhất định, song khó khăn hiện nay mà Phú Thọ gặp phải trong công tác ATVSLĐ là một số bộ phận người sử dụng lao động, người lao động chưa quan tâm đến các quy định của công tác ATVSLĐ; ý thức chấp hành các quy định của pháp luật và các nội qui, quy chế của một số doanh nghiệp chưa nghiêm túc, chưa có tác phong công nghiệp, tình trạng vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm các quy định về công tác ATVSLĐ vẫn còn xảy ra…
Hưởng ứng thực hiện Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2018, UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục chỉ đạo các ngành, các địa phương, đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện công tác đảm bảo ATVSLĐ với chủ đề “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” nhằm hướng về doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động trong khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động đảm bảo thiết thực và hiệu quả. Chính vì vậy, Hội nghị đối thoại về pháp luật lao động và công tác ATVSLĐ là một trong số những hoạt động thiết thực để triển khai các hoạt động và chỉ đạo của tỉnh về công tác này.
Đại diện các công ty, doanh nghiệp tham gia đối thoại đặt câu hỏi tại hội nghị
Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan nhằm đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động. Đồng thời, nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Lao động và công tác ATVSLĐ về kiểm soát, giảm ô nhiễm môi trường lao động, cải thiện điều kiện lao động  để người lao động được làm việc trong một môi trường sạch, tiện nghi và đảm bảo ATVSLĐ; bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động phòng ngừa tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp, góp phần tích cực xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, thực hiện tốt hơn công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp, và địa phương. Đặc biệt, thông qua đối thoại sẽ kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về lao động và công tác ATVSLĐ.
Tại hội nghị, gần 50 câu hỏi đã được đại diện các doanh nghiệp đưa ra trao đổi thẳng thắn, sôi nổi, tập trung vào những nội dung như: điều kiện để thành lập Hội đồng, mạng lưới ATVSLĐ; chế độ phụ cấp trách nhiệm cho an toàn vệ sinh viên để mạng lưới này hoạt động hiệu quả hơn; quy định về quan trắc môi trường và quan trắc môi trường làm việc khác nhau như thế nào; quy định hưởng bảo hiểm thất nghiệp…
Đại diện lãnh đạo Sở Y tế trả lời thắc mắc của doanh nghiệp
liên quan đến cơ sở khám chữa bệnh cho người lao động
Ngoai tại buổi đối thoại, đại diện các đơn vị thành viên Hội đồng ATVSLĐ đã giải đáp các thắc mắc, kiến nghị một cách đầy đủ, thỏa đáng. Đây là sẽ căn cứ để các doanh nghiệp vận dụng trong quá trình giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động ở đơn vị mình liên quan đến thực hiện các chính sách về lao động, tiền lương, BHXH, ATVSLĐ, hướng tới xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa chủ sử dụng lao động và người lao động.
Chí Tâm


TAG:
Tin khác
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững