Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Phát triển thương mại tại 287 huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa thuộc 48 tỉnh thành phố
11:16 AM 20/07/2021
(LĐXH) - Trung tuần tháng 7/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 với nhiều ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thúc đẩy pahst triển kinh tế cho người dân, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền trên cả nước...
Bà con dân tộc thiểu số rất cần những sự hỗ trợ từ chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước
“...Tiếp nối những thành tích đạt được trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ luôn đồng hành với với các địa phương và luôn theo sát, chỉ đạo sẵn sàng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030...” đây là chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương vừa qua... Theo đó, trong thời gian tới các cơ quan hữu quan cần đặc biệt chú trọng nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp về quy hoạch, đào tạo nghề, xây dựng chuỗi giá trị, khoa học công nghệ, huy động thêm các nguồn lực từ quốc tế và xã hội để thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, bền vững, dân chủ, công khai, minh bạch, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất và giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất cho các hộ nghèo, nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1162/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.
Tiếp nối cho giai đoạn 2015 - 2020, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 là chương trình đặc thù, hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại của khu vực này với các vùng miền khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực này.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật và những ưu đãi về tín dụng cho bàn con dân tộc thiểu số
Mục tiêu cụ thể của Chương trình đặt ra đến năm 2025: Đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đạt mức tăng trưởng 9 - 11% hàng năm; phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực; khuyến khích, phát triển thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mỗi năm tăng trung bình 8 - 10% trong giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cơ chế, chính sách cho phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thống nhất, đồng bộ; phấn đấu đến 2025 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về sản phẩm tiềm năng, lợi thế về biển đảo…
Chương trình đã đưa ra một số định hướng phát triển, cụ thể: Xây dựng mô hình phát triển thương mại theo cấu trúc thương mại trên địa bàn xã, thị trấn. Tổ chức mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng nông sản, vật tư nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội miền núi. Phát triển chợ đầu mối nông sản tại vùng sản xuất tập trung; khuyến khích phát triển các loại hình thương mại tư nhân, hộ kinh doanh…
Chương trình được xác định thực hiện trên phạm vi 287 huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thuộc 48 tỉnh, thành phố trong cả nước và tập trung chủ yếu vào các hoạt động như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế. Các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương; phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của khu vực gắn với hoạt động du lịch biển đảo...
Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và đối với những địa bàn khó khăn nói chung có cơ hội vươn lên góp hần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội../.
Nguyễn Hữu Bắc
 
TAG:
Tin khác
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
Nam Định phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,5% vào cuối năm 2025
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Yên Bái cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Phú Thọ đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công