Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế xã hội
08:47 AM 08/12/2021
(LĐXH) – Nhiều ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về kinh tế đều cho rằng: Để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh dịch bệnh, bên cạnh tiến độ bao phủ vaccine và các trụ cột quan trọng khác… thì vấn đề tiên quyết, quan trọng hàng đầu vẫn là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao - một trong ba đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới…
Ưu tiên gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp
Ưu tiên gắn kết GDNN với doanh nghiệp
Từ cuối tháng 4/2021 làn sóng dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm và thu nhập của người lao động với 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Đây chính là hệ quả của việc nhiều DN phải thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi quy trình, công nghệ; giảm lao động để giảm chi phí.
Đến thời điểm này, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nhiều DN đã quay trở lại sản xuất, song lại đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có kỹ năng tay nghề. Tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, đòi hỏi phải có giải pháp để thu hút lao động trở lại làm việc, đi đôi với việc đào tạo lại lao động theo nhu cầu của DN. Đây là vấn đề được các đại biểu tập trung thảo luận tại Tọa đàm “Các giải pháp đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề góp phần bảo đảm chuỗi cung ứng lao động, khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội” do Tiểu ban Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thuộc Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức vào cuối tháng 10/2021.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, trong đó có việc làm gián đoạn chuỗi cung ứng lao động của các ngành kinh tế; đồng thời tạo nên những thách thức to lớn về việc làm và kỹ năng nghề của thị trường lao động hiện tại và tương lai.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực, nhiều chuyên gia cũng  đã đưa ra các giải pháp thu hút lao động trở lại làm việc, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề đào tạo lại lao động để đáp ứng phù hợp nhu cầu của DN trong tình hình mới. Theo đó, quá trình này phải bám sát vào nhu cầu của DN; chú ý đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng chuẩn mực quốc tế; coi việc đào tạo nhân lực cho các ngành nghề mới là vấn đề trọng tâm cần phải quan tâm... Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cũng cần có kế hoạch tổng thể về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các chuẩn mực của lao động toàn cầu. Từ đó, có các kiến nghị về chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách bài bản và bền vững…
Nguồn nhân lực - yếu tố then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội
Tập trung phát triển nguồn nhân lực
Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 - Phục hồi và Phát triển bền vững, ông Trương Anh Dũng Tổng Cục trưởng Tổng Cục GDNN cho rằng: "Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn nước ta cho thấy, nếu chúng ta tập trung đúng mức vào trụ cột nâng cao kỹ năng và đổi mới công nghệ thì “lò xo” tăng năng suất lao động có thể được kích hoạt và bung ra mạnh mẽ. Trong trạng thái bình thường mới, chính kỹ năng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp, các ngành có công nghệ mới, năng suất lao động cao phục hồi và phát triển mạnh mẽ sẽ giúp nền kinh tế không những nhanh chóng thoát khỏi suy thoái mà còn đồng thời đi vào tăng trưởng theo chiều sâu, bền vững..."
Theo đó, trước mắt cần cho kéo dài ít nhất 1 năm nữa việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo 68/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ. Thực tế chính sách này sẽ rất khó thành công trong năm nay như dự kiến bởi do tác động của dịch bệnh, đa số các doanh nghiệp thiếu hụt lao động cho phục hồi sản xuất kinh doanh nên chưa ưu tiên thời gian cho việc đào tạo người lao động, nhất là phải chạy cho kịp các đơn hàng cuối năm.
Đồng thời, cần bổ sung thêm chính sách và nguồn lực để đặt hàng đào tạo kỹ năng, tay nghề ngắn hạn cho học sinh, sinh viên và người lao động không thuộc đối tượng đào tạo từ Quỹ BHTN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề của thị trường lao động, nhất là khu vực, địa bàn thành thị tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi mà các chính sách hỗ trợ đào tạo cho vùng nghèo, vùng dân tộc, vùng nông thôn trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia không bao phủ. Bởi thực tế vừa qua, nhiều lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông, kỹ năng chưa đáp ứng được sản xuất đã bị đào thảo, do đó, rất nhiều người đã mất việc, thất nghiệp và phải đào tạo kỹ năng phù hợp để chuyển đổi việc làm. Chính sách này, sẽ thu hút được lượng lớn lao động đã về quê do mất việc, thất nghiệp…đào tạo họ để họ quay lại các khu công nghiệp, các thành phố lớn đang thiếu hụt nhân lực trong thời gian ngắn nhất. Chính sách này cũng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng nghề lại ngày tăng cao khi đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam, rồi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất, có thêm nhiều đơn hàng mới...
Về trung hạn và dài hạn, cần chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề; tăng nhanh quy mô đào tạo nghề, nhất là khi nhu cầu lao động có kỹ năng tăng cao nhưng những rào cản bởi dịch bệnh và năng lực chuyển đổi, thích ứng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế nên năm nay tuyển sinh đào tạo chỉ đạt 80% kế hoạch đầu năm; cần ưu tiên ngân sách để đẩy nhanh tiến độ đầu tư đồng bộ cho 70 trường chất lượng cao, 150 nghề trọng điểm; 20 nghề, kỹ năng tương lai theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nguyễn Hữu Bắc
 
TAG:
Tin khác
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
Khởi động Chương trình INTENSE:  Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ