Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 – 2025
02:07 PM 16/12/2021
(LĐXH) - Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản trình HĐND về việc ban hành Nghị quyết phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Sóc Trăng phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2021 – 2025

Theo UBND tỉnh sóc Trăng, qua thời gian tổ chức, triển khai, thực hiện công tác đào tạo nghề theo Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐND ngày 09/7/2015 của HĐND tỉnh (giai đoạn 2016 – 2020) đã đạt được một số kết quả nổi bật. Cụ thể, các cơ sở GDNN trên địa bàn đã đào tạo nghề được 73.926/65.000 người, đạt 116,73% chỉ tiêu, (trong đó: Cao đẳng 3.265 người, trung cấp 3.526 người; sơ cấp 15.552 người, dưới 3 tháng 26.676 người và đào tạo thường xuyên được 24.907 người); Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 được 26.911 người, số người học nghề đã tốt nghiệp là 26.211 người; số người có việc làm sau học nghề được 23.415 người, đạt tỷ lệ 89,33%. Tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đạt 60,38% (tăng 9,45% so với 2015): tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55,33% (tăng 9,40% so với năm 2015)… đã giúp cho người lao động có tay nghề, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp, có cơ hội tìm việc làm cao góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương

Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vẫn còn một số hạn chế như: quy mô tuyển sinh của các cơ sở GDNN  còn nhỏ (trên 20.000 người/năm); tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên (dưới 3 tháng) còn cao (chiếm 95,44%); chất lượng, hiệu quả đào tạo có nơi còn thấp; hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nơi chưa cao. Đội ngũ quản lý, nhà giáo GDNN; cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của các Trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, số người lao động chưa có văn bằng, chứng chỉ đào tạo còn cao chiếm 72,33% trên tổng số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế (năm 2020).

Qua rà soát thực tế nhu cầu đào tạo giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sóc Trăng, cần giải quyết việc làm mới trên 140.000  người; trong đó, có trên 100.000 người cần đào tạo, đào tạo lại để tạo việc làm. Từ thực trạng lao động và nhu cầu đào tạo, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có tờ trình HĐND bàn hành Nghị quyết về Kế hoạch phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Mục tiêu, củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở GDNN công lập của tỉnh Sóc Trăng đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; tập trung đầu tư các điều kiện đảm bảo hoạt động GDNN, đảm bảo chất lượng GDNN cho các cơ sở GDNN công lập đạt chuẩn theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP; tăng dần tỷ lệ tự chủ loại hai của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực GDNN. Cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời hoàn thành các mục tiêu chủ yếu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chỉ tiêu: Giai đoạn 2021 - 2025, tuyển sinh, đào tạo cho 77.000 người (trong đó: đào tạo trình độ cao đẳng 4.550 người, trung cấp là 4.350 người; trình độ sơ cấp 29.573 người; đào tạo thường xuyên và dưới 3 tháng 38.527 người). Đến năm 2025: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ đạt 30%. Đào tạo nghề từ ngân sách nhà nước được xác định rõ địa chỉ, vị trí nghề nghiệp cần đào tạo, sau đào tạo 100% có việc làm; 25% số lao động được đào tạo nghề thuộc nhóm ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp lợi thế của tỉnh.

 Phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho 75% lao động trực tiếp phục vụ trong ngành, nghề du lịch. Tiếp tục đầu tư phát triển ngành, nghề trọng điểm, trường cao đẳng được lựa chọn đầu tư ngành, nghề trọng điểm cấp quốc gia và cấp Asean. Đầu tư phát triển Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng hướng đến đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao vào cuối năm 2025. Đồng thời, rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ đào tạo của các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn; trên cơ sở đó, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ đào tạo tại các đơn vị này; Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về GDNN các cấp (tỉnh, huyện, xã); nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở GDNN và đội ngũ nhà giáo GDNN trong các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo: Tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo đúng quy mô tuyển sinh của các ngành, nghề đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNn. Liên kết, phối hợp với các trường đại học, trường cao đẳng danh tiếng trong cả nước để tổ chức tuyển sinh, đào tạo các ngành, nghề, trình độ đào tạo theo nhu cầu xã hội và đây cũng là các ngành, nghề mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNn. Liên kết, phối hợp với các công ty, doanh nghiệp làm cầu nối cho các cơ sở GDNN đào tạo lao động cung ứng theo nhu cầu của người sử dụng dụng lao động. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp như: miễn, giảm học phí, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ dưới 3 tháng; hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ; hỗ trợ đào tạo lao động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ,...

Thực hiện có hiệu quả Dự án “Đầu tư phát triển ngành, nghề trọng điểm đến năm 2025” của Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng và Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng. Ban hành, thực hiện Đề án phát triển Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng chất lượng cao đến năm 2025; Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Sóc Trăng.

Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên (GNTT) công lập các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung nâng chất mỗi Trung tâm GDNN  - GDTT có ít nhất 02 ngành, nghề đào tạo và ít nhất 01 lớp/ngành, nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp; đầu tư phát triển từ 03 đến 04 Trung tâm GGNN - GDTT hoạt động hiệu quả.

Đồng thời, da dạng hóa nguồn lực trong GDNN theo mô hình tổng hợp, bao gồm: Ngân sách nhà nước; nguồn lực của các nhà đầu tư; nguồn vốn huy động tài trợ trong và ngoài nước; nguồn lực tự có của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đóng góp của người học nghề, người sử dụng lao động và các nguồn khác. Hướng đến thực hiện lộ trình tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trong thời gian tới. Đặc biệt, chú trọng các hoạt động về tư vấn, giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động sau GDNN. Tổ chức quản trị, khai thác có hiệu quả Sàn giao dịch việc làm tỉnh, Cổng thông tin điện tử “Người tìm việc - Việc tìm người” của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để tạo cầu nối cho người lao động với doanh nghiệp và cơ sở GDNN một cách bền vững, hiệu quả.

Trương Đăng

TAG:
Tin khác
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
Khởi động Chương trình INTENSE:  Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ