Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Ninh Bình Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho người có công
04:50 PM 10/12/2018
(LĐXH)- Chính sách hỗ trợ người có công (NCC) với cách mạng về nhà ở trong những năm qua luôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Gần đây nhất ngày 25/7/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2 theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giúp đối tượng chính sách ổn định và từng bước cải thiện cuộc sống.
Theo đó, Chính phủ đồng ý hoàn trả ngay cho các hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ nhưng chưa được Nhà nước cấp kinh phí đã tự ứng trước kinh phí để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. Đối với trường hợp thuộc diện được hỗ trợ nhưng đã chết mà vợ (hoặc chồng) còn sống, có hộ khẩu thường trú và đang ở tại nhà ở đó thì được hỗ trợ theo mức quy định tại Quyết định 22 để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở. Đối với trường hợp thuộc diện hỗ trợ mà cả người có công và vợ (chồng) của người đó đều đã chết, hiện nay con của họ đang sinh sống tại nhà đó thì các địa phương cũng rà soát cụ thể từng trường hợp, nếu thực sự có khó khăn về nhà ở thì các tỉnh chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ.

Gia đình thương binh hạng 2/4 Phạm Văn Kiệm trú tại xã Khánh Cường (huyện Yên Khánh)

được hỗ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hỗ trợ thêm tiền làm nhà ở

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, tỉnh Ninh Bình đã tập trung triển khai với phương châm đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời gian quy định với mục tiêu để người có công được ở trong những ngôi nhà mới trong thời gian sớm nhất. Đến nay, đã có trên 80% đối tượng người có công thuộc diện được hỗ trợ nhà ở hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Đặc biệt, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan vào cuộc thực hiện rà soát đối tượng đảm bảo công bằng, khách quan, đúng đối tượng. Kết quả sau rà soát, Ninh Bình có 2.247 hộ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở được phê duyệt hỗ trợ. Đến cuối tháng 9, toàn tỉnh đã có 1.860 hộ triển khai thực hiện, trong đó có 932 hộ xây mới, 928 hộ sửa chữa. Số hộ đã hoàn thành hỗ trợ là 960 hộ, số hộ đang triển khai là 748 hộ, số hộ đưa ra khỏi Đề án đã được thẩm tra do không còn nhu cầu hỗ trợ là 102 hộ (xây mới 65 hộ, sửa chữa 37 hộ); số hộ đưa ra khỏi Đề án được thẩm tra do không đúng đối tượng là 2 hộ sửa chữa, số hộ đã được hỗ trợ bằng nguồn vốn khác hoặc hình thức khác là 48 hộ (xây mới 40 hộ, sửa chữa 8 hộ). Số hộ chưa triển khai thực hiện hỗ trợ 268 hộ (xây mới 129 hộ, sửa chữa 139 hộ).
Điển hình trong công tác hỗ trợ người có công về nhà ở phải kể đến huyện Gia Viễn. Thực hiện Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Gia Viễn đã xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ người có công về nhà ở. Qua kiểm tra, lập danh sách, huyện Gia Viễn có 453 hộ người có công được hỗ trợ về nhà ở, trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 430 hộ (xây mới 261 hộ, sửa chữa 169 hộ); Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa và An sinh xã hội" của tỉnh hỗ trợ 23 hộ xây mới nhà ở. UBND huyện Gia Viễn đã chỉ đạo Phòng Lao động – TBXH chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn tích cực thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở cho người có công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trước mùa mưa bão, hoàn thành dứt điểm trong năm 2018 theo kế hoạch của UBND tỉnh.
Ông Trần Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Lao động – TBXH, cho biết: Trên 200 hộ của toàn tỉnh chưa thực hiện xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở trong năm 2018 nguyên nhân là do yếu tố tâm linh (chủ hộ chưa được tuổi và xin hoãn đến đầu năm 2019 sẽ thực hiện). Các hộ đưa ra khỏi Đề án do di chuyển đi nơi khác, người có công đã chết, các hộ đã được hỗ trợ từ các nguồn kinh phí khác, hộ không có nhu cầu… Tuy nhiên, thực tế cũng phát sinh số hộ người có công có nhu cầu sửa chữa, xây mới nhà ở. Vì vậy, Sở cũng đã báo cáo, đề nghị UBND tỉnh xem xét đồng ý cho UBND các huyện, thành phố được chủ động điều chỉnh, chuyển đổi kinh phí từ sửa chữa sang xây mới và ngược lại từ xây mới sang sửa chữa nằm trong Đề án; điều chỉnh kinh phí của những hộ đưa ra khỏi Đề án chuyển sang cho những hộ phát sinh mới. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh có cơ chế cho UBND các huyện, thành phố chủ động thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa cho những hộ phát sinh mới bằng các nguồn kinh phí vận động quyên góp, từ các quỹ của địa phương.

P.V

TAG:
Tin khác
Huyện Xín Mần: Nỗ lực cải thiện nhà ở cho hộ nghèo
TPHCM: Hơn 120 đại biểu dự tập huấn công tác tiếp nhận và nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội
Xúc động nghĩa cử của Công ty Hoa quả Phương Toản với gia đình thương binh ở Thanh Hóa
Đề xuất xây dựng kế hoạch truyền thông về giảm nghèo đa chiều năm 2025
77,5% trẻ em từng chứng kiến bạo lực học đường
Hòa Bình: Nhiều hộ thoát nghèo bền vững nhờ các mô hình hỗ trợ sinh kế thiết thực
Chương trình “Kết nối những vòng tay” với chủ đề “Tết cho trẻ em nghèo” trao tặng hơn 400 triệu đồng cho đồng bào và trẻ em bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại Yên Bái
Nam Trực: Lan toả sâu rộng phong trào Đền ơn đáp nghĩa
Hòa Bình: Thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội