Tin trong nước
Trang chủ / Thời sự / Tin trong nước
Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội trong giải quyết tranh chấp lao động
03:25 PM 28/09/2018
(LĐXH) - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động, đình công song về có bản là do mẫu thuẫn về quyền, lợi ích giữ người lao động và người sử dụng lao động… Để giải quyết vẫn đề này, Hà Nội là một trong những địa phương có kinh nghiệm trong việc phân tích rồi đưa ra giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn triệt để…
Hà Nội tổ chức cuộc thi tìm hiểu về quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động
Từ phân tích và giải pháp cụ thể…
Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến đình công nói chung có thể là:  Người lao động không tuân thủ pháp luật lao động; Thiếu thương lượng tập thể giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động;  Việc thực thi pháp luật chưa thực sự hiệu quả; Thị trường lao động khan hiếm nguồn nhân lực phù hợp;  Năng lực đàm phán của người lao động còn thấp; Những bất cập về chính sách và những điều chỉnh mức lương tối thiểu; Sự xuất hiện của lực lượng lao động công nghiệp trưởng thành.
Nếu xét ở góc độ các yếu tố nội tại và môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của tranh chấp lao động và đình công thì có thể nói đình công chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ 2 yếu tố lạm phát và cung cầu lao động. Trên thực tế 2 yếu tố này cũng có liên quan lẫn nhau. Khi nền kinh tế phát triển nhanh, lạm phát cao thì nhu cầu lao động cũng tăng, làm tăng vị thế mặc cả của NLĐ trên thị trường. Cầu lao động tăng cũng khiến NLĐ dễ sử dụng biện pháp đình công làm áp lực lên NSDLĐ để tăng lợi ích cho mình vì nếu thất bại, họ vẫn nhanh chóng tìm được việc làm. Ngược lại, NSDLĐ bị đặt vào thế phải chịu áp lực chấp nhận nhanh hơn và cao hơn yêu sách của NLĐ để không bị mất lao động. Đây là hiện tượng đã từng diễn ra vào các năm 2008, cuối năm 2011 và đầu năm 2015.
Ngược lại khi nền kinh tế phát triển chậm, lạm phát giảm đồng thời NSDLĐ cũng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên nhu cầu lao động giảm. Khi an ninh việc làm bị đe dọa, nguy cơ mất việc cao, NLĐ có xu hướng ít đình công để đòi quyền lợi hơn.
Ngoài ra, xu hướng nảy sinh đình công cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác liên quan đến quyền lợi của người lao động đó là: lương tối thiểu, mức độ hiệu quả của cơ chế thương lượng về lương và điều kiện lao động, sự can thiệp của chính phủ, năng lực của công đoàn, năng lực tổ chức của NLĐ trong việc tổ chức các cuộc đình công...
Xét trên góc độ các chủ thể từ phía người sử dụng lao động: Phần lớn những cuộc tranh chấp, đình công trong thời gian qua bắt nguồn chủ yếu từ sự vi phạm pháp luật lao động một cách có hệ thống của người sử dụng lao động. Họ cố tình lợi dụng sự buông lỏng quản lý của cơ quan nhà nước để “lách luật” nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất và sử dụng lao động để thu hồi vốn nhanh, đạt được lợi nhuận tối đa bằng mọi cách như tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc của người lao động, tăng ca; trốn hoặc nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động; trả tiền công, tiền thưởng lao động thấp; không ký hợp đồng lao động với người lao động theo đúng quy định của pháp luật…
Đại diện tổ chức công đoàn phát tờ rơi tuyên truyền về quan hệ lao động
Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài thúc đẩy số doanh nghiệp công nghiệp phát triển nhanh trong thời gian qua đã thu hút nhiều lao động nông nghiệp, nông thôn đến làm việc tại các doanh nghiệp. Hầu hết những người lao động từ nông thôn chưa được đào tạo nghề, chưa có tác phong và trình độ lao động trong công nghiệp, ý thức tổ chức và kỷ luật kém, chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng cũng như những gì cần phải làm để tự bảo vệ quyền, lợi ích theo quy định của pháp luật, nên họ dễ bị kích động, lôi kéo và tiến hành đình công khi quyền và lợi ích của họ bị vi phạm…
…đến những kết quả khả quan
Theo thống kê của các cơ quan chức năng từ năm 2016 và đến quý III/2018, về tranh chấp lao động và đình công, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 21 cuộc đình công, trong đó chia theo loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 16 cuộc (chiếm 76,19 % tổng số cuộc đình công), doanh nghiệp ngoài nhà nước: 05 cuộc (chiếm 23,81% tổng số cuộc đình công)...
Để phòng ngừa, giải quyết các cuộc đình công và xúc tiến việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định trong các doanh nghiệp, UBND Thành phố chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm hỗ trợ, giải quyết các vụ đình công không đúng trình tự thủ tục, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Tổ công tác liên ngành, ban hành quy trình giải quyết các vụ đình công không đúng trình tự thủ tục nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ đình công không đúng trình tự thủ tục xảy ra.     Đặc biệt là vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở, những năm gần đây, Hà Nội luôn chú trọng tăng cường sức mạnh cho công đoàn trong doanh nghiệp, để họ có đủ điều kiện bảo vệ người lao động. Tiếp đó là vai trò của công đoàn trong “lãnh đạo đình công”, công đoàn giữ vai trò hòa giải, hướng dẫn, chỉ đạo đình công đúng luật, vừa bảo vệ được quyền lợi cho người lao động nhưng cũng không gây phát sinh đối kháng giữa tổ chức công đoàn và chủ sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên. Trong đó, xây dựng cơ chế phối hợp ký kết kế hoạch liên tịch, định kỳ thông tin, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là trong các vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động, ổn định tình hình an ninh trật tự. Khẳng định vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhất là những quyền lợi cơ bản như: tiền lương, bảo hiểm xã hội, phụ cấp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, quyền lợi thai sản của lao động nữ; kịp thời đưa ra ý kiến, đàm phán với chủ doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của người lao động.
Cùng với đó, thành phố Hà Nội đã hình thành được đội ngũ hòa giải viên tại 30 quận/huyện, với 114 hòa giải viên, thành phần chủ yếu là cán bộ của phòng LĐTBXH và Liên đoàn Lao động cấp huyện để thực hiện chức năng hòa giải tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp tập thể khi có yêu cầu. Kiện toàn Hội đồng trọng tài lao động để hoà giải các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và các vụ tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp không được đình công…
Với nhiều việc làm thiết thực cùng giải pháp đồng bộ Hà Nội đã hạn chế được tranh chấp lao động
Những nỗ lực của Hà Nội trong thời gian qua, tình hình tranh chấp lao động dẫn đến đình công có sự thuyên giảm tích cực. Các giải pháp điều chỉnh cơ chế chính sách trong quan hệ lao động, tiến tới sự hài hòa từ cách thức tổ chức, phân công nhiệm vụ và tiến hành các tác nghiệp hợp lý cũng như can thiệp trung gian hòa giải kết hợp với uy tín của cơ quan có thẩm quyền đã giúp cho các doanh nghiệp và người lao động tránh được những cuộc đình công gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh. Thời gian tới, Hà Nội sẽ phối hợp với các ban ngành hữu quan tiếp tục đề xuất những chính sách hài hòa trong quan hệ lao động hướng tới giải quyết những tranh chấp lao động theo trình tự pháp luật phù hợp với điều kiện ở địa phương và sự phát triển chung của cả nước.../.
Hữu Bắc
 
 
TAG:
Tin khác
Động đất, nam sinh dũng cảm quay lại lớp cõng bạn chạy trốn
Nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh của người lãnh đạo, quản lý
Động đất Tây Tạng: 126 người thiệt mạng, mức khẩn cấp cao nhất
Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong nghiên cứu, sản xuất vaccine thú y
Vừa vạch trần bê bối xây dựng, nhà báo bỏ mạng tức tưởi
Bạn gái bị chê hát lạc nhịp, gã đàn ông đấm chết người chê
Cậu bé bị biến dạng mặt vì trò đùa tàn nhẫn của bạn
Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chương Mỹ tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
Truyền thông Thái Lan thất vọng trước thất bại của đội nhà