Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Nhiều doanh nghiệp ngành may Việt Nam trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội
02:08 PM 08/06/2017
LĐXH - Dệt may Việt Nam, đặc biệt ngành may là ngành kinh tế quan trọng của đất nước, có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10-15% GDP. Số lượng lao động trong ngành dệt may có khoảng 2,5 triệu người, chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước.

Những năm qua, các doanh nghiệp (DN) may ở Việt Nam đã có nhiều biện pháp để cải thiện điều kiện lao động, cải thiện môi trường làm việc, tạo việc làm cho NLĐ. Tuy nhiên, hiện nay lao động ngành may Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề: Tiền lương, thu nhập của lao động còn thấp; thời gian làm thêm giờ, tăng ca nhiều; đời sống khó khăn.

Với 80% lao động là nữ, họ phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, thiếu an toàn vệ sinh lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và bệnh nghề nghiệp cao… Số lượng DN đảm bảo các tiêu chuẩn lao động quốc tế còn hạn hẹp, việc cải thiện điều kiện lao động chưa hiệu quả.

80% lao động ngành may là nữ (Ảnh minh họa)

Kết quả khảo sát về thực trạng điều kiện lao động ngành may Việt Nam của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, tiền lương cơ bản của công nhân may khá thấp: Trung bình chỉ đạt 4.332.000 đồng/tháng, đáp ứng được 75-80% mức sống tối thiểu. Tiền lương chỉ cao hơn ngành chế biến nông, lâm thủy sản; ngành điện, điện tử và ngành xây dựng, vận tải, kho bãi.

Một trong những điển hình trong ngành may là tình trạng tăng ca. Trung bình, lao động dệt may phải tăng ca từ 47-60 giờ/tháng, trong khi đó quy định của pháp luật là 30 giờ/tháng. Khoản thu nhập trung bình từ tăng ca mà NLĐ thu được là 1.336.000 đồng/người, chiếm khoảng 22,4% tổng thu nhập - số tiền này được NLĐ dùng bù đắp thêm vào tổng thu nhập để trang trải cuộc sống.

Khảo sát này cũng chỉ rõ, lương thấp là nguyên nhân của trên 80% các cuộc đình công. Lương thấp nhưng thường xuyên bị vi phạm, có tới 60-70% các DN không tuân thủ các quy định về trả lương tăng ca, ngày nghỉ hưởng lương, an toàn vệ sinh lao động,...

Đặc biệt, về tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của các DN ngành may Việt Nam còn kém. Nhiều DN trốn đóng, nợ đóng BHXH ảnh hưởng tới quyền lợi an sinh thiết thân của NLĐ.

Bên cạnh đó, nếu DN có tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ thì mức đóng thấp, chỉ đóng theo mức lương cơ bản (sát với  mức lương tối thiểu vùng), làm ảnh hưởng đến mức hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của NLĐ; hoặc DN sẽ lựa chọn cách sử dụng làm thêm giờ, tăng thêm các khoản phụ cấp, hỗ trợ không thường xuyên để “né” trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ.

Bảo Trâm

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật