Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
“Ngôi nhà thứ 2” của người có công Nghệ An
10:58 AM 07/07/2020
(LĐXH)- Sau gần 14 năm hoạt động, Trung tâm Điều dưỡng người có công Nghệ An chính là nơi bù đắp sự mất mát, thiệt thòi cho các thương, bệnh binh và người có công với cách mạng trong những năm tháng anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Với họ, nơi đây đã trở thành mái nhà chung thứ 2 với biết bao tình cảm thân thương, nồng ấm...
Bà Nguyễn Thị Lam, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công Nghệ An cho biết, Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 4597QĐ/UBND ngày 16/12/2005 của UBND tỉnh Nghệ An, với chức năng và nhiệm vụ chính đó là điều dưỡng hàng năm và điều dưỡng luân phiên hàng năm đối với người có công. Trung tâm đóng trên địa bàn thị xã du lịch biển Cửa Lò, tạo điều kiện cho việc nghỉ dưỡng của các đối tượng người có công.
Quá trình hoạt động, Trung tâm gặp rất nhiều thuận lợi do luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp trên, đặc biệt là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và các ban, ngành cấp tỉnh; sự phối hợp tích cực của các Phòng LĐTB&XH. Bên cạnh đó, đơn vị có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, năng động, trình độ cao, đoàn kết, tâm huyết với nghề; cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
Các thương binh được massagers bằng máy và tay chữa đau vai gáy
Hiện nay, Trung tâm có tổng số 57 cán bộ, công nhân viên. Trong suốt những năm qua, công tác điều dưỡng luôn đảm bảo đúng chế độ quy định, thực hiện dân chủ, công khai. Tính đến năm 2019, Trung tâm đã điều dưỡng cho 38 đoàn với số lượng khoảng 6.550 người, đạt 96,1% kế hoạch. Ngoài ra, còn tổ chức tiếp đón cho gần 600 người có công của TP Lào Cai, Cao Bằng.
Theo quy định, ngay sau khi được tiếp nhận, người có công được khám bệnh, lập hồ sơ bệnh án và tư vấn sức khỏe; bộ phận y tế thường xuyên thăm khám và cấp thuốc điều trị kịp thời cho thương, bệnh binh. Mọi chế độ đối với thương, bệnh binh, điều dưỡng luân phiên đều được Trung tâm phục vụ đầy đủ, hiệu quả. Vấn đề dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn được kiểm tra giám sát thường xuyên; các khu nhà chức năng được bố trí xây dựng một cách khoa học, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong quá trình nghỉ ngơi, thư giãn.
Ngoài chế độ sinh hoạt thường kỳ, người có công còn được tư vấn về sức khỏe; xem phim về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nghe các chuyên đề thời sự do lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thị ủy Cửa Lò nói chuyện; tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đọc sách báo, điều trị vật lý trị liệu...
Đặc biệt, hàng năm, Trung tâm còn tổ chức cho người có công đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh, khám sức khỏe BHXH tại Bệnh viện Đa khoa TX Cửa Lò… Qua đó, tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái, động viên họ tiếp tục điều trị, cải thiện sức khỏe của bản thân.
Các thương binh chơi bóng chuyền hơi trong sân Trung tâm
Một trong những yếu tố tạo nên “thương hiệu” của Trung tâm trong suốt quá trình hoạt động, không thể không nhắc đến thái độ tận tình của các cán bộ, công nhân viên. Bằng trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu sắc, đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên luôn chăm sóc thương, bệnh binh với tất cả tấm lòng của mình, với mong muốn góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh, giúp họ vươn lên sống vui, sống khỏe trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. Trong ca trực của mình, họ không chỉ làm việc theo chuyên môn, nghiệp vụ mà còn lo từ bữa ăn, giấc ngủ cho các thương, bệnh binh.
Đặc biệt, ngoài việc thăm khám, chăm sóc hàng ngày, các y, bác sĩ còn thường xuyên nắm bắt, theo dõi kịp thời những biến chứng thương tật của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bà Nguyễn Thị Mai, một thương, bệnh binh đang điều dưỡng tại Trung tâm chia sẻ: “Với tình thương và tấm lòng của mình, các y, bác sĩ, điều dưỡng viên luôn làm tròn trách nhiệm, chăm sóc các thương, bệnh binh như người thân trong gia đình. Nhờ đó, chúng tôi không chỉ ổn định về sức khỏe mà còn tìm thấy nhiều niềm vui trong cuộc sống. Thật sự với tôi và những thương, bệnh binh khác, Trung tâm đã là mái nhà chung với nhiều tình cảm thân thương, nồng ấm...”.
Có thể nói, sự hài lòng, tin tưởng của các thương, bệnh binh chính là kết quả từ những nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, công nhân viên Trung tâm Điều dưỡng người có công Nghệ An trong thời gian qua. Điều này không chỉ thể hiện hình ảnh đẹp của 1 tập thể hay cá nhân mà mở rộng ra, còn góp phần thực hiện tốt công tác “Đền ơn, đáp nghĩa” và khẳng định đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc./.
Nguyễn Thủy
TAG:
Tin khác
Hòa Bình: Nhiều hộ thoát nghèo bền vững nhờ các mô hình hỗ trợ sinh kế thiết thực
Chương trình “Kết nối những vòng tay” với chủ đề “Tết cho trẻ em nghèo” trao tặng hơn 400 triệu đồng cho đồng bào và trẻ em bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại Yên Bái
Nam Trực: Lan toả sâu rộng phong trào Đền ơn đáp nghĩa
Hòa Bình: Thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai nhiệm vụ Quý IV năm 2024
Hỗ trợ trẻ em chịu ảnh hưởng bão Yagi tỉnh Lào Cai
Yên Bái giải ngân 100% vốn hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Chương trình Toả sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Huyện Đam Rông: Tập trung huy động mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững