Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Nghị lực của người thương binh “tàn nhưng không phế” ở huyện Lục Nam
10:57 AM 24/07/2021
(LĐXH) - Năm tháng trong quân ngũ đã tôi luyện cho những cựu chiến binh, thương binh vững vàng về ý chí và nghị lực trong cuộc sống đời thường, họ đã vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên đi đầu trong các phong trào thi đua tại địa phương. Trong số đó có thương binh Nguyễn Đức Tập, thôn Tân Hương, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Thương binh Nguyễn Đức Tập nỗ lực vượt qua khó khăn phát triển kinh tế gia đình và tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương
Ông Nguyễn Đức Tập- sinh năm 1951 là thương binh hạng 2/4. Năm 1972 nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông tình nguyện vào bộ đội, tham gia chiến đấu tại thành cổ Quảng Trị, trong 1 trận chiến giữ đất quê hương ông bị thương và chuyển về Đoàn 559- Bộ đội Trường Sơn. Sau giải phóng, mặc dù sức khỏe suy giảm, song ông vẫn tham gia công tác. Khi trở về với cuộc sống đời thường, ông lại được bà con nhân dân tín nhiệm bầu giữ nhiều chức vụ như bí thư chi bộ, PCT Hội Cựu chiến binh (CCB) xã, rồi Chủ tịch Hội CCB xã Nghĩa Phương. Được tôi luyện trong quân ngũ nhiều năm, ông luôn phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, gương mẫu trong mọi hoạt động nên được cấp ủy, chính quyền địa phương và hội viên ghi nhận nể phục, được cấp trên đánh giá cao. 10 năm trên cương vị Chủ tịch hội CCB xã, ông đã nhận không ít bằng khen, giấy khen của các cấp các ngành như: Bằng khen của Trung ương Hội CCB Việt Nam; Bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; giấy khen của UBND huyện, huyện Hội…
Đặc biệt, trong quá trình công tác, ông luôn truyền lửa cách mạng cho thế hệ sau và dìu dắt thế hệ trẻ trên con đường xây dựng, bảo vệ quê hương. Đồng thời, những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động công tác để xây dựng tổ chức hội vững mạnh toàn diện ông luôn chia sẻ với hội viên. Cũng vì vậy, cán bộ hội viên trong tổ chức hội luôn đoàn kết, một lòng xây dựng tổ chức hội vững mạnh, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp.
Năm 2017, ông thôi giữ chức Chủ tịch hội CCB xã để về nghỉ ngơi tại gia đình, song do nhận thấy ông là một người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc nên các đồng chí lãnh đạo xã Nghĩa Phương lại vận động ông tham gia làm Trưởng ban quản lý khu di tích Suối Mỡ. Không nỡ chối từ, ông tiếp đem sức lực, trí tuệ cống hiến cho quê hương.
Không chỉ tích cực tham gia công tác xã hội, ông còn là điển hình trong việc vượt khó vươn lên thoát nghèo. Vượt qua nỗi đau vết thương mỗi khi trái gió trở trời, ông và gia đình đã cải tạo 1 ha vườn đồi tạp thành rừng trồng cây lấy gỗ phía bên trên, sườn đồi thấp trồng cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi ngan, gà và chim bồ câu. Bằng đôi bàn tay, ý chí và quyết tâm chiến đấu với cái đói, cái nghèo như đã từng chiến đấu với kẻ thù trên chiến trường, gia đình ông đã nhanh chóng vươn lên trở thành hộ giàu tại địa phương. Kinh tế phát triển, cả 3 người con của ông được học hành thành tài. Gia đình ông nhiều năm qua đều đạt danh hiệu văn hóa tiêu biểu.
Thương binh Nguyễn Đức Tập thực sự là 1 tấm gương mẫu mực, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương binh tàn nhưng không phế!”.

PV
 
 
TAG:
Tin khác
Trách nhiệm và nghĩa tình ở vùng đất cách mạng Trường Sơn
Cẩm Xuyên: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Người thầy thuốc bước ra từ cửa phật, lan tỏa yêu thương giữa đời
Huyện Thạch Hà: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững
Đoàn công tác của Quỹ Châu Á thăm điểm giao dịch  xã và khách hàng vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội
Vốn vay ưu đãi giúp người dân Hà Tĩnh vươn lên thoát nghèo bền vững
Mỗi học sinh là một đại sứ trong công cuộc phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ
Hà Giang: Nỗ lực giải phóng những “vùng đất chết” trả lại đất đai an toàn để phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hỗ trợ nạn nhân mua bán người trở về tái hòa nhập xã hội bền vững