(LĐXH)- Sáng 14/12, Bộ Lao động - TBXH tổ chức Hội thảo “Đổi mới và nâng cao chất lượng truyền thông về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội” nhằm tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả hơn thông tin, tuyên truyền các hoạt động của ngành. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp dự và chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Bộ, các đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ cùng các cơ quan thông tin tuyên truyền trong và ngoài Ngành Lao động – TBXH…
Quang cảnh hội thảoPhát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH Doãn Mậu Diệp, khẳng định: Để nâng cao chất lượng truyền thông lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, ngoài cơ qua chuyên môn, không thể thiếu được vai trò truyền thông. Đặc biệt, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Bộ, công tác thông tin truyền thông báo chí đã có bước đổi mới khá đều khắp, tạo sự chú ý và đồng thuận của xã hội trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, người có công và xã hội, góp phần đưa chính sách vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu khẳng định vai trò quan trong của truyền thông đối với lĩnh vực lao động, người có công và xã hộiThứ trưởng Doãn Mậu Diệp, trao đổi: Chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này thường rất nhạy cảm và ảnh hưởng tới hầu hết người dân, sự thay đổi luật pháp nào trong lĩnh vực lao động, người có công, xã hội cũng đều có thể dẫn đến những trao đổi, thậm chí là các thông tin trái chiều. Trong khi đó, đôi khi việc trao đổi thông tin truyền thông còn chưa được quan tâm đúng mức, công tác truyền thông có lúc, có nơi còn chậm, độ bao phủ chưa cao; thời lượng các chương trình tuyên truyền các chính sách của ngành chưa nhiều trên truyền hình, trên các báo lớn. Chính vì vậy, hội thảo là dịp để các đại biểu đánh giá lại những mặt được và những mặt còn tồn tại trong phối hợp thông tin tuyên truyền trong những năm qua để rút ra bài học hữu ích. Thứ trưởng mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí của Bộ đánh giá lại sự hợp tác truyền thông, đề xuất đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền cũng như thúc đẩy thông tin báo chí truyền thông về các lĩnh vực của ngành Lao động – TBXH...
Đồng chí Nguyễn Bá Hoan, Chánh Văn phòng Bộ báo cáo tổng quan về công tác tuyền thôngTại hội thảo, đại diện các đơn vị thuộc Bộ chia sẻ những nỗ lực, quan tâm chỉ đạo đổi mới công tác thông tin tuyên truyền nhiều lĩnh vực của ngành và duy trì thông tin tuyên truyền trên các cơ quan báo chí. Một số đơn vị đã quan tâm chú trọng, chủ động kết nối thông tin với các cơ quan báo chí, truyền thông để tổ chức thực hiện, giúp lãnh đạo Bộ và lãnh đạo đơn vị trả lời các vấn đề “nóng”, thời sự được báo chí, dư luận quan tâm.
Các đại biểu tham dự hội thảo Trong đó, Phó chánh Văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Kim Hồng Hưng, cho biết: Truyền thông trong thời đại 4.0 cần ứng dụng công nghệ xã hội, zalo, fanpage, tổ chức đội ngũ cộng tác viên trên facebook, tạo sự lan tỏa lớn.
Nhà báo Trần Hồng Quỳnh, Phó trưởng Ban Tư liệu - Văn kiện (Báo Điện tử Đảng Cộng sản) trao đổi và chia sẻ về công tác truyền thông của Bộ Lao động - TBXHCòn bà Đỗ Thị Hồng Hà, Phó Cục trưởng Cục Người có công, cho rằng: Mặc dù, thời gian qua các hình thức tuyên truyền đã kịp thời ghi nhận, biểu dương các phong trào thi đua yêu nước… Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhiều và liên tục được sửa đổi, bổ sung nên việc phổ biến và hiểu về chính sách chế độ đến đối tượng người có công vẫn chưa chưa được kịp thời.
Theo ông Nguyễn Trung Chính, Quyền Tổng Biên tập báo Lao động và Xã hội, chia sẻ kinh nghiệm: Để tổ chức thực hiện các tuyến bài, thông tin về các chính sách pháp luật đang được nghiên cứu hoặc chuẩn bị ban hành đã tham mưu giúp lãnh đạo Bộ và lãnh đạo đơn vị trả lời các vấn đề “nóng”, thời sự được báo chí, dư luận quan tâm.
Ông Nguyễn Trung Chính, Quyền Tổng Biên tập báo Lao động và Xã hội chia sẻ về công tác tuyền thông của báo chí truyền thống và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hộiCuối Hội thảo, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, nhấn mạnh: Năm 2019, nhiệm vụ của Bộ khá nặng nề, trong đó có việc chuẩn bị xây dựng các đề án, Chiến lược triển khai thực hiện các nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội giai đoạn mới, trong đó có việc sửa đổi Bộ luật lao động 2012, Pháp lệnh ưu đãi người có công; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kì cách mạng 4.0; Chuẩn bị triển khai thực hiện các nghị quyết số 27, 28 của TW khóa XII; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng CNTT… Việc thông tin tuyên truyền tạo đồng thuận xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, chúng ta cần thống nhất thúc đẩy và đổi mới, nâng cao chất lượng phương thức thông tin tuyên truyền các lĩnh vực do Bộ Lao động - TBXH ban hành. Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc Bộ cần khắc phục những “điểm trống” thông tin, cần chủ động trao đổi thông tin với văn phòng Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.
Về phía các cơ quan báo chí thuộc Bộ, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đề nghị cần chủ động, nhạy bén, phối hợp tốt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, có những bài viết, tác phẩm báo chí chuyên sâu, có tính thuyết phục cao về một vấn đề, chính sách do Bộ nghiên cứu, ban hành. Các cơ quan báo chí cần căng cường trao đổi thông tin với nhau tốt hơn, tập trung xây dựng Đề án đổi mới truyền thông những ứng dụng CNTT để thông tin hiểu quả và lan tỏa...
Chí Tâm