Nâng cao các hoạt động truyền thông và quản lý Nhà nước về BVCSTE ở Kiên Giang
(LĐXH) - Những năm qua, nhiều hoạt động về bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở Kiên Giang đã được triển khai và thu được những kết quả đáng kích lệ. Đặc biệt là thông qua một số dự án công tác này ngày càng đi vào nền nếp và có những bước phát triển bền vững…
Các sở, ngành, đoàn thể chỉ đạo ngành dọc lồng ghép tuyên truyền BVTE trong các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về pháp luật, các buổi sinh hoạt, hội nghị, Hội thi “Tìm hiểu môi trường, Tháng HĐVTE, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6”; Diễn đàn trẻ em với nhiều chủ đề “Phòng, chống bạo lực học đường”; “Lắng nghe trẻ em nói”, “Phòng, chống tai nạn, thương tích”, trên 10.000 lượt học sinh có HCĐBKK tham dự. Tổ chức 8.341 cuộc hội nghị, triển khai, tọa đàm, họp nhóm cho 458.713 lượt người. Đội công tác liên ngành BVTE tỉnh tổ chức 20 cuộc tuyên truyền, tư vấn cho 1.000 phụ huynh và học sinh với nội dung phòng ngừa trẻ em rơi vào HCĐB, bị xâm hại, bị bạo lực và kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ bị xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục.
Bên cạnh đó, Kiên Giang cũng chú trọng công tác nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ trẻ em. Qua đó, nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc thực hiện quyền trẻ em được nâng lên, thể hiện ở việc đều nhất quán xác định quan điểm, tư tưởng về công tác BVCS&GDTE là một chiến lược quan trọng. Cán bộ BVCS trẻ em các cấp đã cố gắng tham mưu theo chức năng và phối hợp các ngành thành viên để thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, phân loại, theo dõi các đối tượng trẻ em trên địa bàn, báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu là rất thiết thực. Thể hiện ở một số kết quả cụ thể, tỷ lệ đăng ký khai sinh đúng hạn cho trẻ đạt 98,8%; 99,03% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp BHYT; trên 80% xã đạt chuẩn phù hợp với trẻ em, 100% trẻ có HCĐB, hộ gia đình nghèo, trẻ em dân tộc được trợ giúp pháp lý miễn phí khi gia đình và trẻ có nhu cầu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp can thiệp giảm tỷ lệ trẻ bị TNTT, đặc biệt đuối nước và tai nạn giao thông; phát triển nhiều mô hình phòng chống TNTT trẻ em đến năm 2017 có 80% hộ gia đình, trường học, trẻ em được phổ biến, tuyên truyền kiến thức, kỹ năng PCTNTT. Xây dựng Mô hình “Cung cấp, kết nối dịch vụ chăm sóc cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”... Hầu hết các em đều được chăm sóc sức khỏe, trợ giúp tiếp cận các dịch vụ điều trị và chăm sóc cơ bản, tư vấn xét nghiệm, tâm lý, dinh dưỡng, chính sách về giáo dục. Thực hiện chính sách phẫu thuật tim vàphẫu thuật chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em…/.
NHB
TAG: