An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Nam Đông: Bàn giải pháp giảm nghèo bền vững
02:38 PM 24/04/2019
(LĐXH) - Thực hiện chương trình giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018", ngày 23/4, Đoàn ĐBQH tỉnh do ông Nguyễn Chí Tài - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn giám sát đã có buổi làm việc với UBND huyện Nam Đông.
Đến nay, huyện miền núi Nam Đông có 9 thôn và 2 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn là Thượng Long và Hương Hữu. Từ năm 2012 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là trên 7%, bình quân mỗi năm giảm 1,7%.
Từ giai đoạn 2016-2018, do Chính phủ thay đổi chuẩn nghèo và phương pháp đánh giá đối với với hộ nghèo từ đơn chiều sang đa chiều nên có sự thay đổi. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2016 là 14,5% thì đến đầu năm 2018 còn 10,16%, bình quân mỗi năm giảm trên 2%.
Đối với công tác cho vay vốn và an sinh xã hội, từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, trong giai đoạn 2012-2018 huyện đã chuyển hơn 300 tỷ đồng cho đến hơn 11 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ dòng vốn này đã giúp người dân cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, hướng đến thoát nghèo bền vững.
Đàon giám sát làm việc tại huyện Nam Đông
Địa phương kiến nghị với Đoàn giám sát tiếp tục có cơ chế tạo điều kiện để huyện huy động nguồn lực thực hiện tốt hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo bền vững thời gian tới.
Kết luận buổi giám sát, ông Nguyễn Chí Tài - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị lãnh đạo địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, dần xóa bỏ ý thức trông chờ, ỷ lại của người dân đối với Nhà nước.
Huyện cũng cần nghiên cứu mô hình cây con, vật nuôi phù hợp với địa phương, từ đó áp dụng cho đồng bào nhân rộng nhằm cải thiện sinh kế cũng như thoát nghèo bền vững. Đối với một số kiến nghị của huyện, đoàn sẽ tổng hợp và làm việc với các đơn vị có liên quan.
Được biết, giai đoạn từ 2011 - 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư gần 44 tỷ đồng nguồn kinh phí (theo Quyết định 1592/QĐ-TTg và Quyết định 755/QĐ-TTg) để hỗ trợ hiệu quả cho việc khai hoang, phục hóa, cải tạo đất sản xuất. Trong đó, năm 2018 với nguồn tín dụng 10 tỷ đồng theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp cho hàng trăm hộ nghèo được để phát triển sản xuất; hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc phục vụ sản xuất, giống cây trồng vật nuôi và hỗ trợ học nghề; cùng với hệ thống cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, hạn chế những bệnh tật xảy ra cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tính đến cuối năm 2018, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã triển khai thực hiện được 9 điểm định canh, định cư tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện các chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số với nguồn hỗ trợ hơn 95,2 tỷ đồng. Trong đó, 3 dự án cơ bản hoàn thành đưa dân về định canh, định cư ổn định (dự án định canh, định cư tập trung thôn Tà Rỵ, xã Hương Hữu và Ta Rinh, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông và dự án định canh, định cư Khe Bùn xã A Ngo, huyện A Lưới).
T. Quyên
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
“Bữa ăn hạnh phúc” cùng 662 phần quà được trao cho học sinh trường Khao Mang
Đắk Lắk: Chăm lo chu đáo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
Chương trình “Xuân biên cương - Tết ấm cho em – Hội chợ Tết 0 đồng”
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp
Chương trình Tết đồng bào 2025: Mang Tết sớm đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Bắc Giang: Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
Chương trình 'Tết cho trẻ em nghèo' trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó