“Có dự án ngân hàng thương mại ưu đãi cho người mua hưởng lãi suất thấp năm đầu nhưng năm thứ 2 trở đi phải chịu lãi suất thương mại. Chúng tôi tính toán mãi không đủ khả năng trả nợ nếu phải chịu lãi suất thương mại nên đành thôi”, chị Hằng nói.
Chị Hằng cho biết thêm, chị cũng nghiên cứu gói ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách theo như quy định nhưng hiện gói vay này vẫn chưa được triển khai.
Ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) phân tích, thời điểm này, về cơ chế và chính sách đã quy định nhà nước hỗ trợ ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội và các ngân hàng thương mại do nhà nước chỉ định.
Về nguyên tắc, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã nhận nhiệm vụ này và có quy định cụ thể. Các ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định cụ thể. Lãi suất cũng được Thủ tướng Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, nguồn vốn hiện nay phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, bởi lẽ đầu tư từ ngân sách nhà nước thì phải thực hiện theo Luật Đầu tư công, phải nằm trong danh mục, chương trình, dự án được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì mới được vay nguồn vốn này.
Vừa qua, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch tổng thể về vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhưng đối với từng lĩnh vực, địa bàn, chương trình, dự án cụ thể, thì phải đợi đầu năm 2017 mới có quyết định chính thức.
Đại diện Ngân hàng Chính sách cho biết, hiện, Luật, Nghị định đã có nhưng đang chờ Chính phủ phân bổ nguồn vốn cho vay. Dự kiến, trong năm 2017 có thể triển khai vay vốn ưu đãi cho nhà ở xã hội.
Sau khi Luật nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2015, ngay sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 100 liên quan đến việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Liên tiếp sau đó là Quyết định 1013/QĐ-TTg ngày 6/6/2016 của Thủ tướng chính phủ về lãi suất ưu đãi nhà ở tại Ngân hàng Chính sách ở mức 4,8%/năm.
Theo tienphong.vn