Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Mô hình bàn thực hành Điện công nghiệp đa năng: Bứt phá trong sáng tạo công nghệ 4.0
05:28 PM 19/08/2022
(LĐXH)- Qua nhiều năm đưa vào phục vụ giảng dạy và tham gia Hội thi thiết bị đào tạo nghề tự làm cáp tỉnh, mô hình bàn thực hành Điện công nghiệp đa năng đã đạt được những yêu cầu về giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giáo viên, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Bắc Ninh và có thể mở rộng ứng dụng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác.
Mô hình thực hành đa năng và thông minh
Mô hình bàn thực hành Điện công nghiệp đa năng được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Với mục đích dùng làm thiết bị giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh ứng dụng cho nhiều mô đun gồm: Khí cụ điện, Đo lường điện, Trang bị điện, Máy điện, PLC cơ bản của nghề Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp và Kỹ thuật Máy lạnh và điều hòa không khí.
Mô hình bàn thực hành điện công nghiệp đa năng được đưa vào sử dụng đã tiết kiệm vật tư thực tập 
Mô hình này cũng giúp hình thành nhiều tiểu kỹ năng đối với người học, như: kỹ năng đấu nối; kiểm tra điện áp dây, điện áp pha, dòng điện các pha của tải, kỹ năng lắp ráp mạch điện cơ bản, kỹ năng sửa chữa mạch điện, kỹ năng lập trình, kỹ năng kết nối với các thiết bị bên ngoài như nút bấm, đèn báo, các module MBATN, cuộn kháng, điện trở phụ, rơle phao, tay gạt, công tắc hành trình, mạch hãm động năng, PLC S7-200, Lô gô, Zen và các động cơ điện 3 pha khác nhau. Đặc biệt là các kỹ năng vệ sinh, an toàn lao động và hoạt động 5S trong quá trình học tập tại trường và làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
Những sáng kiến của mô hình hoàn toàn mới so với các thiết bị cùng loại và mang tính sư phạm, tính sáng tạo cao bởi mô hình có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở mô đun Khí cụ điện, Đo lường điện, Trang bị điện, PLC S7-200, Logo, Zen giúp cho giáo viên giảng dạy. Đặc biệt học sinh, sinh viên có thể trực quan trên mô hình hiểu biết về các loại khí cụ điện, thiết bị điện trong thực tế; đồng thời, tăng sức thuyết phục trong quá trình thực hành lắp đặt, sửa chữa, lập trình các mạch điện cơ bản có trong chương trình đào tạo của nghề và các mạch điện được ứng dụng nhiều trong thực tế đời sống và trong công nghiệp.
Mô hình bàn thực hành điện công nghiệp đa năng được đưa vào sử dụng đạt được một số kết quả qua kiểm chứng thực tế như sau: tiết kiệm vật tư thực tập, rút ngắn thời gian hình thành kỹ năng cho người học; bảo quản được các trang thiết bị trong quá trình lắp ráp, sửa chữa, lập trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; bàn thực hành điện công nghiệp đa năng tích hợp nhiều mô đun nhỏ tương ứng với từng bài học cụ thể đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo vì vậy khi học đến phần nào thì mô đun tương ứng sẽ được sử dụng tạo sự tập trung vào mô đun đang học giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Các mô đun được bố trí tại các vị trí hợp lý, màu sắc hài hòa, tạo sự hứng thú cho người học khi thực hiện các bài tập thực hành trên mô hình này…
Mô hình bàn thực hành Điện công nghiệp đa năng được sử dụng cho giáo viên giảng dạy và học sinh để thực hành 26 bài thực hành cụ thể như: lắp mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi động từ đơn, lắp mạch điện mở máy động cơ xoay chiều ba pha có thử nháp, lắp mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều ba pha tại hai vị trí…
Cầu nối giữa thực tiễn khoa học và đào tạo
Để đáp ứng nhu cầu thực tế giảng dạy của nghề Điện công nghiệp, tập thể giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Bắc Ninh đã tập trung nghiên cứu, chế tạo thành công “Mô hình bàn thực hành Điện công nghiệp điện năng”. Từ đó, tạo điều khiện thuận lợi trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học. Khẳng định việc không ngừng nghiên cứu, đưa ra ý tưởng mới để làm ra thiết bị đào tạo có chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo. Phù hợp thực tế sản xuất tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hiện nay.
Cấu tạo và thông số kỹ thuật nổi bật của mô hình bàn thực hành Điện công nghiệp điện năng có kích thước 900x1100x600mm nhỏ gọn, dễ vận chuyển, áp dụng hiệu quả cho việc dạy và học tập của học sinh.
Điểm nổi của thiết bị là đều sử dụng các vật tư dễ tìm, có tính thẩm mỹ và kinh tế cao. Tính chuyên nghiệp trong thiết kế, đạt tiêu chuẩn của một “sản phẩm” theo đúng nghĩa sản phẩm thương mại có thể sản xuất đại trà và bán ra thị trường.
Trong thực tế “Mô hình bàn thực hành Điện công nghiệp điện năng” đã phát huy được tính hiệu quả việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần vào công tác nâng cao chất lượng đào tạo chung của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Bắc Ninh. Mô hình này đã từng đạt giải Nhì tại hội thi thiết bị giáo dục nghề nghiệp tự làm tỉnh Bắc Ninh.

Mạnh Hùng – Vũ Ngọc

TAG:
Tin khác
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024: Vinh danh 60 thầy cô giáo tiêu biểu trên mọi miền Tổ quốc
TP.HCM: Hơn 430 học sinh, sinh viên tranh tài tại Hội diễn văn nghệ GDNN cấp Thành phố