Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Kiên Giang; Hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển
11:01 AM 05/08/2021
(LĐXH) - Nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, Kiên Giang là tỉnh có đông đồng bào DTTS Khmer với 56.782 hộ (chiếm 13,4% dân số). Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển…
Biểu diễn nghệ thuật của người Khmer mỗi dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
Những năm qua, Kiên Giang tập trung nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống bà con không ngừng được cải thiện, nâng lên. Đặc biệt, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững,… được triển khai, thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện toàn tỉnh có 64 xã được công nhận xã nông thôn mới, trong đó có 40 xã vùng đồng bào DTTS. Không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm bình quân giảm trên 3%. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm từ 17,6% năm 2015 xuống còn 7,29% cuối năm 2018 và còn dưới 3% năm 2020, có 8/9 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135.
Bên cạnh đó, vào các dịp lễ, tết, bên cạnh việc tổ chức thăm hỏi các gia đình chính sách tiêu biểu trong đồng bào Khmer, các cấp các ngành hữu quan cũng lồng ghép  phối hợp tuyên truyền đến các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức và Ban quản trị chùa Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, người có uy tín trên địa bàn, đồng bào dân tộc thiểu số các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trên những cụm dân cư có đông đồng bào dân tộc thiểu số và ngành nghề đặc thù mà tội phạm thường lợi dụng hoạt động... làm cho người dân hiểu và nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiếu số phản ánh tâm tư, nguyện vọng với Đảng, Nhà nước góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc...
Theo báo cáo phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh Kiên Giang, tính đến cuối năm 2020, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững… được tỉnh triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên. Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sạch đạt hơn 94%, sử dụng điện đạt 98,6%, tham gia bảo hiểm y tế hơn 83%; thu nhập bình quân của bà con vùng nông thôn đạt 42,7 triệu đồng/người/năm, tăng trên 1,5 lần so với năm 2015.
Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Khmer tại Kiên Giang 
Trong giai đoạn tiếp theo, Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của bà con dân tộc thiểu số tăng 2 lần so với hiện nay, tỷ lệ giảm nghèo hàng năm từ 1-1,5% và giảm 60% số xã không còn đặc biệt khó khăn…
Để đạt mục tiêu này, Kiên Giang tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bảo đảm các dân tộc sinh sống trên địa bàn bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo đột phá trong phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, cải thiện rõ rệt đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng. Tiếp đó, chú trọng công tác trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Các địa phương trong tỉnh hướng bà con vào các hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn để thay đổi tập quán sản xuất truyền thống lạc hậu, hiệu quả kinh tế kém, đồng thời chuyển giao những mô hình kinh tế hiệu quả, hướng dẫn người dân sản xuất.
Đặc biệt hơn cả là tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số cảnh giác, đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội./.
Nguyễn Hữu Bắc
 
TAG:
Tin khác
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật