Sức khỏe - Đời sống
Trang chủ / Sức khỏe - Đời sống / Sức khỏe - Đời sống
Kết nối nguồn lực hưởng ứng cam kết giữ rừng hướng tới phục hồi hệ sinh thái
10:45 AM 29/12/2021
LĐXH - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa kịp qua đi, nhân loại lại đang đối mặt với làn sóng thảm họa với sức tàn phá thảm khốc không kém, đó chính là biến đổi khí hậu. Ngày 5/6, Liên hiệp quốc cũng đã công bố một thập kỷ sắp tới, các quốc gia trên thế giới sẽ tập trung vào việc “Phục hồi hệ sinh thái”. Chưa bao giờ thế giới quan tâm đến nền kinh tế xanh như hiện nay, nhiều doanh nghiệp, đơn vị đang nỗ lực chuyển mình để góp phần tạo dựng nên kinh tế xanh cho Việt Nam và thế giới.

Gần cuối năm 2021, hơn 120 nguyên thủ quốc gia khắp thế giới đã cùng nhau cam kết giữ rừng. “Ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển” - đây là phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Cũng tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết: “Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030”.

Chưa bao giờ thế giới quan tâm đến nền kinh tế xanh như hiện nay, nhiều doanh nghiệp, đơn vị đang nỗ lực chuyển mình để góp phần tạo dựng nền kinh tế xanh cho Việt Nam và thế giới. Đây là những tín hiệu rất tích cực cho thấy quyết tâm lớn của chính phủ và cả khối doanh nghiệp, nhằm hướng tới một nền kinh tế xanh hơn, một Việt Nam xanh hơn.

Gaia cùng người dân địa phương, cán bộ quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã nỗ lực trồng 3938 cây gỗ lớn bản địa trên diện tích 6.3ha

Trồng rừng là một trong những giải pháp hiệu quả, nhằm cân bằng phát thải CO2, phục hồi hệ sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu, hưởng ứng cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đầu tư vào trồng rừng là hướng đi đúng đắn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc trồng rừng phải được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng nơi, đúng nhu cầu nhằm phát huy tối đa tác động của trồng rừng, phục hồi hệ sinh thái.  

Nhằm kết nối các nguồn lực trồng rừng to lớn từ các doanh nghiệp, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã tổ chức chương trình “Việt Nam xanh hơn”. Đây là chuyến đi trực tuyến đến thăm 5 khu rừng đặc dụng đầu nguồn trải khắp Việt Nam mà Gaia đang nỗ lực phủ xanh, bao gồm rừng Xuân Liên và Bến En tại Thanh Hóa, rừng Bạch Mã tại Thừa Thiên Huế, rừng Đồng Nai tại tỉnh Đồng Nai và rừng Cà Mau tại tỉnh Cà Mau. Chuyến đi trực tuyến Việt Nam xanh hơn đã giúp các doanh nghiệp được tận mắt thấy các khu rừng, trao đổi với các cán bộ địa phương, cán bộ và chuyên gia Gaia cũng như người dân địa phương, để hiểu rõ hơn về quy trình trồng và chăm sóc rừng bền vững.  

06 vị trí kết nối của chuyến đi Việt Nam xanh hơn

Hơn 30 đại diện doanh nghiệp đã hào hứng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm đầu tư trồng rừng, và tìm kiếm các cơ hội đầu tư nhiều hơn nữa vào hoạt động trồng rừng. Đây là những doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ quan tâm đến việc trồng rừng.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền - nhà sáng lập, Giám đốc Gaia cho biết “Trồng rừng, phủ xanh đất trống trọc, cải thiện chất lượng rừng là một trong những giải pháp hiệu quả, khẩn cấp để ứng phó với biến đổi khí hậu, hưởng ứng cam kết giữ rừng của hơn 120 nguyên thủ quốc gia. Việc trồng rừng này càng hiệu quả hơn khi có sự chung tay của mọi người, từ nhà nước đến doanh nghiệp, trường học, cá nhân. Doanh nghiệp chính là nguồn lực to lớn, cùng chung tay với Chính phủ và các cá nhân trong công cuộc trồng và phục hồi rừng”.

Trong năm 2021, mặc dù dịch bệnh hoành hành, khiến cho công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, cá nhân, đã trồng thêm 39.084 cây gỗ lớn, phủ xanh 51.2 ha rừng đặc dụng đầu nguồn trên cả nước. Ngay khi chuyến đi trực tuyến Việt Nam xanh hơn đang diễn ra, Gaia cũng đang tiến hành trồng 3938 cây gỗ lớn tại rừng Bạch Mã thuộc Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa thiên Huế. Bên cạnh đó, Gaia cũng đã tổ chức những chuyến đi trồng rừng, những chuyến đi, tọa đàm trực tuyến, giúp người góp rừng thấu hiểu hơn ý nghĩa, giá trị của hoạt động trồng rừng.

Đại diện SAITEX chia sẻ ý kiến tại sự kiện

Trong thời gian tới, Gaia tiếp tục đẩy mạnh Chương trình “Trồng và giám sát rừng” tại các khu rừng đặc dụng đầu nguồn khắp Việt Nam, đặc biệt là tại Vườn Quốc gia Bến En, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Mục đích của các chương trình trồng rừng nhằm khôi phục hệ sinh thái, cải thiện chức năng của hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo nơi sinh sống cho các loài động vật hoang dã. Bên cạnh đó, phục hồi rừng còn đảm bảo phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu sống của những người dân vùng đệm rừng đầu nguồn. Gaia kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong chương trình trồng rừng đầy ý nghĩa, góp phần kiến tạo một nền kinh tế xanh, vì một Việt Nam xanh hơn./.

Đăng Doanh

 

TAG:
Tin khác
Thuốc giả bủa vây người tiêu dùng, làm sao để tránh?
Hội Đông y quận Cầu Giấy: Nỗ lực thi đua, vững bước phát triển
Chương trình “63 gắn kết – 1 Tết sum vầy” mang mùa xuân ấm áp đến mọi nhà
Vì sao hai dự án Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 bị thanh tra?
Hôn nhân 'bốc mùi': Chồng đánh răng 2 lần/tuần, vợ đòi ly hôn
Hà Nội: Gia tăng số ca mắc sởi, nguy cơ lây lan rộng
Ngày 3/1, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Prudential khởi động Chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động” nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và kỹ năng phòng chống dịch bệnh
Hoa hậu Kim Hồng mong bình an đến với mọi người trong năm mới