Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Kế Sách: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc
09:23 AM 20/08/2024
(LĐXH ) - Trong năm 2024, UBND huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024, nhất là về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng này.
Thời gian qua, UBND huyện Kế Sách đã cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người DTTS. Cụ thể, toàn huyện đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn, triển khai các thông báo tuyển lao công ty có nhu cầu tuyển lao động đến với người dân ở các xã, thị trấn. Tiếp nhận, gửi thông báo 44 đơn hàng và thông báo tuyển lao động từ các Cty trong và ngoài tỉnh đến 11 xã, 02 thị trấn cùng các đoàn thể cấp huyện. Cùng với đó, giới thiệu hồ sơ của 29 lao động cho các Công ty May Nhà Bè Sóc Trăng, Công ty Hwasueng Vina Sóc Trăng, Siêu thị Coopmart, công ty hóa chất HS chi nhánh Sóc Trăng. Trong đó, có 21 lao động đã được tuyển dụng vào làm việc; chuyển 23 hồ sơ xin việc của người lao động cho các công ty thủy sản Minh phú Hậu Giang, nâng tổng số người được Trung tâm GDNN – GDTX giới thiệu cho các Cty và được nhận vào làm việc là 88 lao động.
Khai giảng lớp chăn nuôi gà huyện Kế Sách
Đồng thời, phối hợp với Trung tâm đào tạo lái xe Hưng Thịnh và trung tâm đào tạo lái xe, tàu Sóc trăng nhận và chuyển 59 hồ sơ đăng ký thi giấy phép lái xe hạng A1; tiếp nhận 02 hồ sơ thi lái xe ô tô hạng B2; đồng thời, chuyển giao 07 hồ sơ của Bộ đội xuất ngũ đăng ký học.
Là đơn vị chủ công trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy văn hóa và dạy nghề cho học viên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kế Sách thời gian qua đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong năm 2024, Trung tâm phối hợp với Cty xuất khẩu lao động Jume tư vấn học nghề, việc làm trong và ngoài nước cho 121 bộ đội xuất ngũ tại Ban chỉ huy quân sự huyện; Phối hợp với Huyện đoàn tổ chức phiên giao dịch việc làm cho đoàn viên thanh niên, học sinh theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại UBND xã Trinh Phú với trên 100 đoàn viên, thanh niên và học sinh tham gia. Song song đó, phối hợp với xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng tổ chức sàn giao dịch làm việc lần 2 năm 2024 theo kế hoạch với 40 lao động tham gia, góp phần tạo điều kiện cho người lao động được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo để được lựa chọn những công việc và nghề nghiệp phù hợp.
Nhìn chung, công tác đào tạo nghề thời gian qua đã thu hút được số lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời tạo tiền để mở rộng qui mô đào tạo nghề trong thời gian tới, tạo được ý thức cho người nghèo học nghề tạo việc làm tự vươn lên để thoát nghèo bền vững. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề của địa phương ngày càng phát triển, việc triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá và đa dạng hoá về loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo, phương thức đào tạo được duy trì đẩy mạnh, mang lại nhiều  kết quả tích cực trong việc hình thành và phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề, mở rộng ngành nghề đào tạo, huy động nguồn lực từ người học nghề, từ các cơ sở sản xuất và từ xã hội cho công tác đào tạo nghề.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về đào tạo nghề trên địa bàn huyện hiện vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội, nhất là trong học sinh, thanh niên chưa hiểu đúng và lựa chọn học nghề là một trong những con đường lập thân, lập nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Giáo viên tham gia giảng dạy các môn văn hóa của các lớp giáo dục thường xuyên còn thiếu so với nhu cầu mở lớp của đơn vị; nguồn kinh phí đôi lúc chưa được cấp kịp thời để đơn vị giải ngân cho công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, cũ, lạc hậu dẫn đến chất lượng đào tạo nghề chưa cao.
Năm 2025, huyện Kế Sách đặt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề cho 540 lao động, trong đó: sơ cấp nghề: 54 lao động; dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: 486 lao động, tỷ lệ có việc sau đào tạo nghề đạt từ 85% trở lên. Đưa 25 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; mở lớp văn hóa, kết hợp với học nghề theo nhu cầu của địa phương.
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Gần 1.000 sinh viên HUTECH học cách xây dựng thương hiệu cá nhân
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng trao quyết định nghỉ hưởng chế độ BHXH cho PGS.TS Lê Hồng Kỳ
Sinh viên Trường Cao đẳng Quảng Nam với công tác Bảo tồn đa dạng sinh học
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Quyết định nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động - Xã hội
Kế Sách: Chú trọng đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đóng góp thêm gần 500 nhân lực chất lượng cao vào thị trường lao động toàn cầu
Sự kiện Liên minh Thợ xe miền Bắc 2024 - Cơ hội kết nối và phát triển trong ngành cơ khí
Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM: Khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân, tân kỹ sư
TP.HCM: Ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp GDNN năm 2024