An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hoạt động công tác xã hội tại Yên Bái ngày càng đi vào chiều sâu
02:29 PM 04/10/2021
(LĐXH)- Các hoạt động về phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh đã thu được nhiều kết quả quan trọng, nhiều mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đã hoàn thiện, từng bước phát huy hiệu quả, được cộng đồng đánh giá cao.
Trong điều kiện nghề công tác xã hội (CTXH) còn khá mới mẻ, nhận thức của xã hội về vai trò của nghề này còn hạn chế; nguồn lực về tài chính, nhân lực phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH còn thiếu, song với sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chức năng, sự nỗ lực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, sự tâm huyết của đội ngũ những người làm CTXH, các hoạt động về phát triển nghề CTXH trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng; nhiều mô hình cung cấp dịch vụ CTXH đã hoàn thiện, từng bước phát huy hiệu quả, được cộng đồng đánh giá cao. 
Hoạt động công tác xã hội ngày càng phát huy hiệu quả tại Yên Bái

Từ khi có Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái đã thành lập Trung tâm CTXH và BTXH, trên cơ sở bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm Bảo trợ xã hội.
Theo đó, ngày 11/4/2014, UBND tỉnh Yên Bái đã ra Quyết định về việc kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm CTXH và BTXH, trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái.
Giám đốc Trung tâm CTXH và BBTXH tỉnh Yên Bái Phạm Công Quyết chia sẻ: Ngay từ khi mới thành lập Trung tâm, tập thể đơn vị đã xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về nghề CTXH là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng.
Do vậy năm 2014, Ban giám đốc đã chỉ đạo Phòng CTXH tổ chức hội nghị truyền thông và in 2.000 tờ rơi tuyên truyền giới thiệu về Trung tâm và nghề CTXH. Ngoài ra, đã thực hiện thiết kế, nâng cấp và tăng cường đăng tải thông tin về Trung tâm trên website cũng như đẩy mạnh công tác truyền thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp như: Tổ chức hội nghị tập huấn, truyền thông cho cán bộ lao động – thương binh và xã hội, cộng tác viên CTXH tại 9/9 huyện thị của tỉnh; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh truyền thông về nghề CTXH.
Thông qua các hoạt động truyền thông đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đội ngũ cộng tác viên và người dân trên địa bàn tỉnh về nghề CTXH, về vai trò, vị trí của Trung tâm trong việc cung cấp dịch vụ CTXH. Số lượng người dân đã biết và trực tiếp tìm đến trung tâm để được tư vấn, trợ giúp đã ngày càng tăng lên.
Ngoài hoạt động truyền thông, để thực hiện tốt nhiệm vụ CTXH, Trung tâm cũng đặc biệt quan tâm và chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH tại Trung tâm và đội ngũ cộng tác viên tại các xã, phường.
Hiện đơn vị có 5 đồng chí đã hoàn thành chương trình học và có chứng chỉ đào tạo cán bộ quản lý CTXH cấp cao, một đồng chí đã có bằng thạc sỹ chuyên ngành CTXH; trên 80% cán bộ, viên chức Trung tâm có giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH...
Ông Phạm Công Quyết nhấn mạnh thêm: “Để có được những kết quả đáng tự hào đó là nhờ sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh; Bộ LĐTB&XH, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở LĐTB&XH; sự quan tâm phối hợp của các cấp ban ngành đoàn thể và vai trò của những người làm CTXH, trong đó phải kể đến sự đóng góp công sức của đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH của Trung tâm - những người đang ngày đêm, không quản ngại khó khăn, chăm lo, dạy dỗ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phụng dưỡng những người cao tuổi không nơi nương tựa, người khuyết tật đặc biệt nặng là nạn nhân của chất độc hóa học, dang rộng vòng tay nâng đỡ để họ có một mái nhà chung thật đầm ấm, yêu thương”.
Ông Ngô Thanh Giang – Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái nhận định, các hoạt động công tác xã hội trên địa bàn tỉnh đã thực sự vào chiều sâu, hình thức đa dạng, phương thức tiếp cận với các đối tượng linh hoạt.
Điều quan trọng là Trung tâm đã xác định rõ nhu cầu của các đối tượng yếu thế và hướng đến đáp ứng các nhu cầu đó; dần hình thành đội ngũ nhân viên CTXH có kỹ năng và tâm huyết, qua đó khẳng định ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong việc khơi dậy và phát huy khả năng, giúp người yếu thế vươn lên trong cuộc sống.
Để đạt được những kết quả đó, vai trò của nhân viên CTXH hết sức quan trọng, đòi hỏi có kỹ năng nghề nghiệp để từ đó tiếp cận đối tượng, có biện pháp tham vấn, can thiệp hiệu quả.
Nhờ đa dạng hóa các phương thức, hình thức quản lý, hỗ trợ, Trung tâm không chỉ trực tiếp giúp đỡ các đối tượng yếu thế mà còn huy động được sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn thể trong nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội tại cộng đồng, qua đó khẳng định nghề CTXH đã dần phát huy hiệu quả tại Yên Bái./.
Long Nguyễn
TAG:
Tin khác
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công
Lan tỏa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương miền Tây An Giang
Huyện Châu Phú: Thiết thực tri ân người có công với cách mạng
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
Lào Cai: Tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
An Giang chú trọng tôn tạo, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ