Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Hỗ trợ đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ CHLB Đức
08:28 AM 03/07/2021
(LĐXH)- Ngày 2/7/2021, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đã ký Công văn số 2059/LĐTBXH-TCGDNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hỗ trợ đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ CHLB Đức.
Nội dung Công văn nêu rõ: Thực hiện Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đang triển khai đào tạo thí điểm 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức ở 45 trường cao đẳng tại 22 địa phương trong cả nước.
Sinh viên Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp tham gia lớp cao đẳng chất lượng cao cấp độ quốc tế theo Chương trình chuyển giao từ CHLB Đức 
Việc đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao từ Đức là nhiệm vụ quan trọng được Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời cũng là nhiệm vụ thực hiện một trong ba đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng đào tạo các lớp. Để triển khai thực hiện tốt hoạt động đào tạo thí điểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một số nội dung:
Chỉ đạo ngành y tế địa phương hướng dẫn các trường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và cho phép sinh viên, giáo viên được tập trung ăn ở, học tập tại trường như trong điều kiện cách ly tại chỗ trong trường hợp địa phương thực hiện giãn xã hội để công tác đào tạo các lớp thí điểm theo chương trình của Đức bảo đảm theo kế hoạch (mỗi lớp có 16 sinh viên, mỗi trường có từ 1 - 2 lớp).
Đại diện phía CHLB Đức kiểm tra cơ sở đầu tư đào tạo nghề theo tiêu chuẩn Đức
Các địa phương ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia Đức đến các trường làm việc theo kế hoạch bảo đảm yêu cầu công việc. Dự kiến trong tháng 10 - 11/2021, các chuyên gia Đức sẽ sang Việt Nam làm việc tại các trường khoảng 10 ngày theo diện chuyên gia để kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các trường thực hiện đào tạo theo tiêu chuẩn Đức.
Mỗi trường chỉ có 1 đến 2 chuyên gia, quy mô tiếp xúc nhỏ, các trường đã sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, thực hiện tốt theo hướng dẫn “5K” cộng vắc xin của Bộ Y tế; thậm chí cả quần áo bảo hộ ở những nơi cần thiết để bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch bệnh khi chuyên gia đến làm việc với các trường.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ưu tiên cho giáo viên và sinh viên các lớp đào tạo thí điểm được tiêm vắc xin phòng COVID-19 để bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo.
Sau đây là danh sách các trường đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ CHLB Đức:

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
Khởi động Chương trình INTENSE:  Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ