Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
“Hành động ngay hôm nay – Bình đẳng giới trong tầm tay”
03:21 PM 28/09/2023
(LĐXH) - Đây là một trong những thông điệp truyền thông dự kiến được đưa ra trong Lễ phát động Tháng hành động về bình đẳng giới năm 2023 và kết quả hoạt động Quý III của Mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vừa được tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Với mục tiêu huy động và kết nối các sáng kiến, kinh nghiệm, nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, Mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được ra mắt ngày 14/12/2021 và đã đạt được một số thành quả đáng ghi nhận.

Bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ bình đẳng giới phát biểu tại Hội thảo

Chia sẻ tại Hội nghị, bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ bình đẳng giới cho biết, trong quý III/2023 Mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tập trung giải quyết 3 trụ cột chính, bao gồm: (1) Góp ý tham gia xây dựng các văn bản Quy phạm pháp luật; (2) Truyền thông, tập huấn; (3) Các mô hình, dịch vụ.. Theo đó, Mạng lưới đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tập trung tham gia xây dựng các văn bản như: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định sửa đổi NĐ số 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội; Công tác phòng chống tội phạm mua bán người; Công ước ASEAN về Phòng, chống mua bán người, đặc biệt là trẻ em…

Bà Ngô Diệu Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới thông tin về Kế hoạch tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Bình đẳng gới năm 2023

Cùng với đó, tổ chức 02 cuộc tập huấn kỹ năng trợ giúp cho người bị bạo lực trên cơ sở giới tại 02 tỉnh Bình Định và An Giang; phối hợp với Trung ương Hội Nông dân tổ chức 03 lớp tập huấn hứng dẫn điều hành sinh hoạt cho BQL mô hình “Người cha trách nhiệm” và truyền thông về mô hình tại các tỉnh Bắc Ninh, Đà Nẵng, Lâm Đồng; phối hợp với Trung ương Hội LHPNVN tập huấn công tác phòng, chống mua bán người tại một số địa phương; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 70 cán bộ cung cấp dicgh vụ của mô hình một cửa tại TP. HCM, ngôi nhà bình yên trong việc cung cấp dịch vụ trợ giúp ban đầu và kết nối dịch vụ dành cho  phụ nữ và trẻ em bị bạo lực… cùng các Hội thảo, cuộc thị Online, sáng tác thơ về bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ các đại biểu Việt Nam tham gia Hội nghị khu vực về bạo lực giới trên không gian mạng do các phương tiện công nghệ thúc đẩy; Hội nghị về thống kê các vụ án sát hại phụ nữ do UNWomen tổ chức…

            Luật sư Lê Thị Tuyết Mai, Công ty Luật Liên Việt- Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân bị bạo lực.

Tính đến hết Quý III/2023, Mạng lưới cũng đã triển khai có hiệu quả một số mô hình tại các địa phương, tỉnh thành trên cả nước như: Mô hình Ngôi nhà Ánh Dương tại Quảng Ninh, Thanh Hoá (hỗ trợ tư vấn qua tổng đài, hỗ trợ người bị bạo lực tại cộng đồng và NNAD) do UFNPA và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức; Mô hình 1 cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP.HCM: hỗ trợ 25 trẻ em và người chưa thành niên là nạn nhân bị bạo lực, xâm hại (Sở LĐTBXH TP.HCM/UNWomen); Ra mắt 15 CLB Người Cha trách nhiệm; Giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho các CLB (TW Hội Nông dân); Hỗ trợ vận hành 33 CLB nam giới tiên phong phòng ngừa bạo lực ở Đà Nẵng, Điện Biên và TP. HCM…

Tổ chức Trợ giúp 92 nạn nhân của BLG, xâm hại & mua bán từ 20 tỉnh, thành phố (Hagar Việt Nam); Rà soát các dịch vụ cho nam giới gây bạo lực trên thế giới và ở Việt Nam, ra mắt dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho nam giới gây bạo lực đầu tiên ở VN, trên cơ sở kết nối với các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em (UNWomen). Đặc biệt là việc tiếp nhận và tư vấn 1.094 lượt từ các cuộc gọi tại tổng đài Hotline 18001768 thuộc TW Hội Nông dân Việt Nam, trong đó, có 1.044 lượt cuộc gọi liên quan đến vấn đề bạo lực trên cơ sở giới…

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tại Hội nghị, bà Ngô Diệu Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới cũng đã thông tin một số nội dung về kết quả Lễ phát động Tháng hành động năm 2022, trong đó, kêu gọi tất cả các bên liên quan và người dân hưởng ứng và triển khai các hoạt động thiết thực để thúc đẩy bình đẳng giới trong an sinh xã hội và phòng ngừa, ứng phó mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới. Nối tiếp Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2021, đã có hàng ngàn hoạt động hưởng ứng Tháng hành động được tổ chức trực tiếp và trực tuyến trên cả nước với các quy mô khác nhau thu hút sự tham gia của hàng triệu người dân trên khắp cả nước.

Thực hiện chỉ đạo từ Trung ương, 100% các tỉnh, thành phố trên cả nước đã tổ chức Lễ phát động và triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động. Bên cạnh đó, các sản phẩm  được phát triển và truyền thông dưới nhiều hình thức, đa phần được chia sẻ qua các ứng dụng công nghệ, hệ thống thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền rộng rãi cho các cán bộ và hội viên, các nhóm cộng đồng…

Theo bà Linh, dự kiến trong năm 2023, Lễ Phát động vì bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 10/11/2023 tại Hà Nội với các đơn vị chính đồng tổ chức như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women); Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam airlines)... và sẽ có một số hoạt động nổi bật bên lề được triển khai thực hiện.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực, những thuận lợi, khó khăn khi trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân bị bạo lực; kết quả chiến dịch 16 ngày hành động chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2022; bối cảnh toàn cầu về về bạo lực phụ nữ gia tăng ở nhiều môi trường…

Nhằm tiếp nối và tạo nên dấu ấn trong nhận thức của các cấp, ngành và người dân, giai đoạn 2021 – 2025, thông điệp xuyên suốt của chiến dịch là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Với chiến dịch truyển thông cùng các thông điệp ngắn gọn, súc tích, cảm xúc và mang tính biểu tượng cao, hi vọng Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 2023 sẽ tiếp tục được các Bộ ngành, địa phương cùng đông đảo cộng đồng quan tâm hưởng ứng, góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái; làm mới các nỗ lực vận động chính sách cũng như chia sẻ kiến thức và sự sáng tạo trong việc chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em.

Bài, ảnh: Hà Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
TAG: xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới TW Hội Nông dân UFNPA
Tin khác
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật