Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Hà Nội: Xử phạt lao động “chui” tại Hàn Quốc như thế nào?
03:29 PM 20/09/2018
(LĐXH)- Nhiều địa phương có xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm và đưa người lao động đi làm việc nước ngoài, mà vẫn dừng lại ở hình thức tuyên truyền, vận động.
Thực tế cho thấy, Hàn Quốc là thị trường được nhiều lao động lựa chọn vì điều kiện làm việc tốt, thu nhập ổn định và xã hội tạo điều kiện. Mức lương bình quân khoảng 1.000 USD/tháng, có vị trí công việc thu nhập từ 30 – 40 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy, việc bị dừng xem xét xuất khẩu lao động sang thị trường này tại một số địa phương ở Hà Nội đã ảnh hưởng đến giấc mơ của nhiều người nghèo trên địa bàn.
Điều đáng tiếc là những lao động đang “xếp hàng” đã chuẩn bị tâm thế để sẵn sàng đi lao động, sức khỏe tốt, thậm chí phải vay mượn tiền và học tiếng Hàn, nhưng nay bị tạm dừng nên đời sống thêm phần khó khăn.
Theo đánh giá, rất khó xử phạt lao động bỏ trốn (Ảnh minh họa)
Mặc dù Sở LĐTB&XH Hà Nội và các địa phương từ cấp huyện đến cơ sở đã đưa ra nhiều giải pháp, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn, song tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thời gian qua vẫn còn lớn.
Thực tế, vẫn có những doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động “chui” để trốn thực hiện một số chính sách cho người lao động, nên dẫn đến tình trạng lao động quá hạn, cư trú bất hợp pháp. Trong khi đó, việc thực hiện ký quỹ 100 triệu đồng là một trong những biện pháp chống trốn và đảm bảo một số vấn đề phát sinh khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng đây không phải là “cây gậy” buộc họ phải trở về.
Bởi khi người lao động ở lại quá thời hạn trở về chỉ bị xử phạt hành chính. Chắc chắn, các đối tượng ký quỹ 100 triệu đồng sẽ cân nhắc số tiền bị xử phạt so với khoản lớn kiếm được khi ở lại quá thời hạn để làm thêm.
Trước tình hình này, theo lãnh đạo Phòng An toàn lao động - Việc làm, Sở LĐTB&XH Hà Nội, có thể đưa ra giải pháp kéo dài thời gian ký hợp đồng làm việc tại Hàn Quốc. Đơn cử, lao động đi Nhật Bản chi phí không chính thức hết gần 200 triệu đồng, còn theo quy định của Nhà nước khoảng 3.000 USD.  
Nếu thời hạn quá ngắn, người lao động vừa mới tiếp cận và làm quen với công việc đã phải về nước, thu nhập tăng thêm không nhiều. Nếu thời hạn hợp đồng tăng lên thành 5 - 6 năm, người lao động có tay nghề làm việc hiệu quả sẽ tích lũy được số tiền tương đối, không còn tâm lý cư trú bất hợp pháp để kiếm tiền thêm. Một giải pháp nữa là thông qua kênh ngoại giao, đề nghị nước sở tại mạnh tay trong kiểm soát lao động cư trú bất hợp pháp.
Hiện nay, để tuyên truyền cho lao động quá hạn ở Hàn Quốc trở về, nhiều địa phương đã thực hiện gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bình xét gia đình văn hóa. Cùng với đó, nhiều địa phương đề nghị đẩy mạnh giáo dục định hướng cho người đi xuất khẩu lao động. Khi có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, họ sẽ về nước đúng hạn để không ảnh hưởng đến số lượng rất lớn người lao động đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Nội có thể thấy nhiều địa phương có xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm và đưa người lao động đi làm việc nước ngoài, mà vẫn dừng lại ở hình thức tuyên truyền, vận động.
Ông Vũ Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Ngải (Thạch Thất) cho biết, Hương Ngải hiện còn hàng chục lao động cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Việc xử phạt theo Nghị định 95 xã và các cấp chưa áp dụng, mà chỉ dừng lại ở biện pháp tuyên truyền, vận động là chính. Xã cùng dụng biện pháp “tâm lý” đối với lao động cư trú bất hợp pháp đó là nói rõ cho họ biết ở địa phương hiện có khoảng 20 người có nhu cầu đi XKLĐ tại Hàn Quốc. Đây là số tồn đọng từ trước và do Thạch Thất là địa phương bị ngừng tiếp nhận nên họ không thể đi được. Vì thế xã luôn mong muốn những lao động hết hạn trở về, vì cơ hội để họ sang Hàn lao động vẫn nhiều.
Ông Nguyễn Quyết Thắng - Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất cũng khẳng định: “Trong khi có địa phương áp dụng biện pháp mạnh như xử phạt, thì chúng tôi vẫn dùng biện pháp tuyên truyền là chính. Nếu có, chúng tôi chỉ xem xét tiêu chí Gia đình văn hóa vì gia đình chưa chấp hành đúng chủ trương. Còn nếu xử phạt theo Nghị định 95 của Chính phủ thì địa phương chưa áp dụng, vì đối tượng trực tiếp đang ở nước ngoài”./.
Hồng Minh
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật