An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hà Nội: Tình trạng thất nghiệp vùng nông thôn vẫn ở mức cao
06:51 PM 19/08/2019
(LĐXH) – Tiếp tục chương trình giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, ngày 19/9 tại Hà Nội, đoàn công tác của Thường trực HĐND thành phố đã có buổi làm việc với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố về công tác thực hiện các chỉ tiêu tại Nghị quyết 05/NQ HĐND do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm trưởng đoàn và Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ.
Báo cáo với đoàn giám sát, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hoàng Thành Thái cho biết, ngành được giao 4 chỉ tiêu tại Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND TP đó là: tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ lao động qua đào tạo, năng suất lao động xã hội tăng bình quân và tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ.
Tính đến thời điểm này, tỷ lệ thất nghiệp thành thị đã giảm từ 4,22% vào cuối năm 2016 xuống còn 2,41% vào cuối năm 2018. Năng suất lao động xã hội tăng bình quân năm 2018 đạt 5,3%, dự kiến năm 2019-2020 đạt 5,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố Hà Nội đạt từ 56,93% vào cuối năm 2016 lên 63,18% vào cuối năm 2018, ước đạt 67,5% vào cuối năm 2019, phấn đấu đến năm 2020 đạt 70-75%, đạt mục tiêu theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI. Về tỷ lệ hộ nghèo, đến đầu năm 2019 toàn thành phố còn 23.289 hộ nghèo, tỷ lệ 1,16%, theo dự kiến đến cuối năm 2019 giảm còn 0,86% và dự kiến đến 2020 sẽ không còn hộ nghèo. Hiện nay, thành phố có 5 quận không còn hộ nghèo là Cầu Giấy, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm; các quận khác có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%. Các nhiệm vụ trong những lĩnh vực công tác khác cũng đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thành phố giao hàng năm.
Phó Chủ tịch HĐND Phùng Thị Hồng Hà tại buổi làm việc
Kết quả này đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Người lao động ngày càng được tiếp cận nhiều kênh thông tin tìm kiếm việc làm, từ đó có nhiều cơ hội làm việc ở môi trường phù hợp năng lực trình độ chuyên môn và được hỗ trợ kịp thời khi bị mất việc; đa số học sinh, sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay; hệ thống cơ sở cai nghiện ma túy và các chính sách đặc thù của thành phố đã đáp ứng được nhu cầu điều trị nghiện của người nghiện và gia đình họ...
Tại buổi làm việc, đoàn giám sát đã nêu nhiều vấn đề, cụ thể: Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, 4 chỉ tiêu ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đảm đương rất quan trọng, vì vậy, ngành cần đưa ra giải pháp hết sức cụ thể, thiết thực để đạt được chỉ tiêu vào năm 2020. Ngoài ra, cần chú trọng đảm bảo an toàn cho người lao động, tăng cường thanh tra kiểm tra để đánh giá kỹ tình hình nợ đọng bảo hiểm, lương của người lao động. Còn theo Trưởng ban Văn hóa Xã
hội Nguyễn Thanh Bình, chênh lệch năng suất lao động hiện nay giữa thành thị và nông thôn vẫn rất cao, ngành tính đến giải pháp gì để cải thiện vấn đề này. Theo đại biểu Nguyễn Hoài Nam, ngành cần chú trọng quan tâm vào lĩnh vực an sinh đó là chăm lo đối tượng chính sách, người có công và hộ nghèo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, ngành cần rà soát, đánh giá kỹ kết quả đạt được như tỷ lệ lao động qua đào tạo, bảo hiểm cho người lao động, tỷ lệ người lao động được bố trí việc làm, giảm thất nghiệp,…
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND Phùng Thị Hồng Hà đánh giá, Sở LĐ-TB&XH trong nhiệm kỳ này có nhiều cố gắng giúp tỷ lệ hộ nghèo của TP đã về đích trước 2 năm so với kế hoạch thành phố đặt ra cho giai đoạn 5 năm theo Nghị quyết HĐND. Sở cũng đã tham mưu cho thành phố các giải pháp để đến năm 2020 cơ bản trên địa bàn không còn hộ nghèo, điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của ngành. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách tiền lương, BHXH; công tác tuyên truyền đến người lao động; chăm sóc đối tượng người có công; thực hiện bảo trợ xã hội; chăm sóc bảo vệ trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội... đều có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà lưu ý Sở cần đánh giá đầy đủ nguyên nhân khách quan, chủ quan và nêu bật những giải pháp mạnh để thực hiện các chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn. Trong đó, ngành cần đánh giá thực chất hơn về chất lượng đào tạo nghề nông thôn hiện nay của thành phố, phân bổ cho hợp lý giữa các quận, huyện và bố trí việc làm sau đào tạo. Về tỷ lệ thất nghiệp, đồng chí cho rằng tuy có giảm nhưng tình trạng thất nghiệp còn nhiều ở các vùng nông thôn, khó kiểm soát lao động tự do, nên Sở cũng cần tăng phối hợp với các địa phương để giải quyết.
Trưởng đoàn giám sát đề nghị Sở chỉ đạo quyết liệt để về đích các chỉ tiêu được giao, đồng thời, ngoài thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, đơn vị cần chủ động cùng các cấp, ngành thành phố tăng rà soát tình hình phòng chống tệ nạn xã hội, chăm sóc bảo vệ trẻ em. Đặc biệt, ngành cần đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát để từ đó đề xuất thành phố tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và HĐND thành phố sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất cho công tác này.
 Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Đắk Lắk: Chăm lo chu đáo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
Chương trình “Xuân biên cương - Tết ấm cho em – Hội chợ Tết 0 đồng”
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp
Chương trình Tết đồng bào 2025: Mang Tết sớm đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Bắc Giang: Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
Chương trình 'Tết cho trẻ em nghèo' trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội