Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Hà Nội: Nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động
11:27 AM 30/08/2022
(LĐXH) - Triển khai Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26.1.2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc “Hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022”, thành phố Hà Nội đã tiến hành nhiều giải pháp hiệu quả, bao gồm: Tập trung rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; tăng cường định hướng đào tạo nghề; chuyển đổi việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm; triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm; bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động…
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, trong những tháng cuối năm 2022, thị trường lao động nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đang gặp không ít khó khăn do lạm phát kinh tế, ảnh hưởng của Covid-19 và tình hình chính trị kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Cùng với đó, một số khu công nghiệp, các ngành nghề như dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử vẫn xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Một số ngành khác như du lịch, giáo dục vì chịu tác động mạnh từ dịch bệnh nên phải dừng hoạt động dài. 
Không chỉ vậy, Hà Nội đang chuyển dịch từ công nghiệp chế biến sang các ngành công nghiệp kỹ thuật, công nghệ cao nên cần số lượng lớn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho kinh doanh, sản xuất. Nhưng nguồn lao động có chất lượng tại Hà Nội hiện nay còn thiếu, chưa thể đáp ứng được nhu cầu từ phía doanh nghiệp. Chất lượng nguồn cung lao động còn chưa cao và kỹ thuật chuyên môn của người lao động cần phải cải thiện hơn nữa. 
Ảnh minh hoạ
Để hướng đến một thị trường lao động phát triển bền vững, ngày 8-6-2021, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND về thực hiện “Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2030”. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó lao động qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ đạt 55-60% vào năm 2025 và đạt trên 60% vào năm 2030 (mỗi năm đào tạo nghề cho 230.000 lượt người; giải quyết việc làm cho ít nhất 160.000 người); tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030...
Hiện thực hóa các mục tiêu nói trên, thành phố đưa ra giải pháp trọng tâm là hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động... Trong đó, các đơn vị, địa phương của thành phố phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động theo sát nhu cầu của thị trường việc làm.
Ông Lê Minh Thảo, Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho biết, hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Thủ đô đang gắn kết với gần 600 doanh nghiệp để tuyển sinh, đào tạo nghề, bảo đảm người học sẽ có việc làm sau khi tốt nghiệp. Chẳng hạn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đã phối hợp với Hiệp hội Thang máy Việt Nam và một số đơn vị liên quan thành lập Trung tâm Đào tạo ngành kỹ thuật thang máy.
Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương, thành phố cũng chú trọng đến bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động bằng việc nâng cao tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng cường hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm... Ngoài ra, trong thời gian tới, Sở LĐTBXH tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 8.6.2021 của UBND thành phố về việc thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2030; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 1.7.2021 của UBND thành phố về nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của thành phố giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 3362/QĐ-UBND ngày 13.7.2021 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26.1.2022 của UBND thành phố Hà Nội  về việc “Hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
Đặc biệt, đến năm 2025, thành phố sẽ hoàn thành việc ứng dụng các phần mềm, hệ thống kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu và thực hiện chuyển đổi, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động... Đây chính là những yếu tố nền tảng để phát triển thị trường lao động một cách toàn diện, bền vững, giúp người lao động có nhiều cơ hội tốt hơn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bà Bạch Liên Hương cho hay
Nam Khánh
 
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật