An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hà Nội: Hơn 2.000 người cai nghiện tự nguyện
07:24 PM 27/01/2021
Trong năm 2020, công tác cai nghiện trên địa bàn thành phố Hà Nội vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Học viên tham gia thi đấu thể thao tại cơ sở cai nghiện ma túy
Cụ thể, Hà Nội tiếp nhận cai nghiện bắt buộc cho 1.094/800 người, đạt 136,8% kế hoạch (KH); cai nghiện tự nguyện cho 2.101/2.000 người cai nghiện tự nguyện, đạt 105,1% KH; cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 1.173/600 người, đạt 195,5% KH; tiếp nhận 88 người tham gia điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone. 3 cơ sở cai nghiện tự nguyện Thành phố cũng đã tiếp nhận 706 lượt người nghiện ma túy vào cắt cơn, giải độc. Các cơ sở cai nghiện ma túy đã tổ chức dạy nghề cho 400/400 người nghiện đạt 100% KH năm. Hiện nay, tổng số người đang được quản lý tại các cơ sở cai nghiện Thành phố là 3.140 người, chiếm 8,2% tổng số người nghiện đang được quản lý tại các cơ sở cai nghiện ma túy cả nước .
Trong năm 2020, Sở LĐTB&XH và các phòng LĐTB&XH đã tham mưu triển khai thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua nhiều hình thức trong đó có cả lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Trong năm, đã xây dựng và tiếp tục triển khai các hoạt động của 03 đề án, mô hình thí điểm hỗ trợ người bán dâm.     
Liên quan đến, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới: Theo tổng hợp báo cáo, hiện nay thành phố có 1.890.808 em, trong đó có 12.844 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 44.713 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (sống trong gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có các vấn đề xã hội); Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp bằng nhiều hình thức khác nhau đạt 99,53%; có 520/579 đạt tỷ lệ 89,8% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; có 1.171 trẻ em bị tai nạn thương tích, giảm 196 vụ so với cùng kỳ năm 2019. Trong kỳ, Sở đã tiếp nhận 29 thông tin liên quan đến xâm hại, bạo hành trẻ em, vi phạm quyền trẻ em. 30/30 quận, huyện, thị xã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác trẻ em hoặc nhóm công tác liên ngành cấp huyện; 573/579 xã, phường, thị trấn có Ban Bảo vệ trẻ em.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động về bình đẳng giới cũng đã được tăng cường; tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới năm 2020, đồng thời, ban hành các kế hoạch và hướng dẫn các quận, huyện thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới trong năm.
Phát huy những kết quả đạt được về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, năm 2021 ngành LĐTB&XH Thủ đô phấn đấu cai nghiện bắt buộc cho 1.000 người; cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 1.270 người; cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện của Thành phố cho 2.200 người; Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp bằng nhiều hình thức đạt 90% trở lên./.

Nhật Thy
TAG:
Tin khác
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
Huyện Bắc Quang: Thực hiện tốt công tác phòng, chống mua bán người
Cà Mau: Quyết liệt thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Kết quả công tác cai nghiện và quản lý lý sau cai nghiện ở tỉnh miền Tây Hậu Giang
Thanh Hóa: Tập trung phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
Nam Định trợ giúp người khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng
Quảng Ngãi nỗ lực thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội