Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc miền núi ở Bình Thuận
10:51 AM 19/04/2025
(LĐXH) - Với việc xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Thuận tiến hành hàng loạt các giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức; triển khai kịp thời các chính sách giảm nghèo bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo… Mục đích nhằm khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng.

Bình Thuận là địa phương có 34 đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn. Những năm qua, Bình Thuận rất quyết liệt trong việc triển khai các chủ trương, chính sách để tăng cường giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS, trong đó đẩy mạnh thực hiện các dự án, tiểu dự án từ các chương trình MTQG để hỗ trợ cho bà con vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc đã tác động mạnh mẽ, giúp các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo của địa phương vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật... người dân Binh Thuận có thêm điều kiện để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống

Với mục tiêu tạo ra sự thay đổi căn bản trong đời sống của người dân, hỗ trợ người người nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, tỉnh Bình Thuận đã đưa ra những chính sách hợp lòng người dân. Cụ thể là cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; triển khai chính sách miễn giảm học phí, các chi phí liên quan đến học tập, đã giúp cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo yên tâm học hành ơn, làm giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình; hỗ trợ vốn cho người nghèo xây dựng nhà ở; cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh vừa và nhỏ; đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm cho con em nông dân nghèo…

Theo Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, năm 2024, tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển, sản xuất liên quan đến đời sống bà con vùng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tính đến cuối năm 2024, số hộ nghèo là người DTTS của toàn tỉnh là 1.446 hộ, chiếm 5,56% so với tổng số hộ DTTS số và chiếm 29,81% so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh Bình Thuận. Việc này giảm 591 hộ so với tổng số hộ nghèo đầu năm (2.037 hộ). Số hộ cận nghèo là người DTTS là 2.202 hộ, chiếm 8,47%, so với tổng giảm 625 hộ so với đầu năm.

Toàn tỉnh hiện có 7/17 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM được thực hiện khá tốt, đến nay 100% xã vùng đồng bào DTTS đã có đường ô tô thảm nhựa thông suốt đến trung tâm xã, điện lưới Quốc gia, hạ tầng bưu chính, viễn thông, nhiều công trình thủy lợi… Những công trình này góp phần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ, tạo điều kiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, giúp bà con nâng cao thu nhập.

Việc triển khai các chính sách dân tộc từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào trên địa bàn

Trên thực tế, công tác giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở Bình Thuận do nhiều nguyên nhân vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, việc thực hiện lồng ghép các chương trình, huy động các nguồn lực đầu tư để giảm nghèo bền vững ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. So với mặt bằng chung của tỉnh, kinh tế - xã hội, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn, tập quán sản xuất còn lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo dễ xảy ra; trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm chưa thực sự phát huy hiệu quả; số lao động được giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn vay giải quyết việc làm, đa số là lao động phổ thông, tập trung vào các ngành nghề chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả...; tình trạng lao động là người DTTS thiếu việc làm hoặc có việc làm không ổn định còn nhiều; công tác hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn bị động, thu nhập của người lao động còn thấp; còn thiếu môi trường để người lao động phát huy kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo vào thực tiễn công việc. Kết quả giảm nghèo vì vậy cũng chưa thật sự bền vững.

Trong giai đoạn tới, tỉnh Bình Thuận tiếp tục duy trì, phát triển các chương trình giảm nghèo. Một trong những mục tiêu quan trọng là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống thấp nhất. Tỉnh sẽ thực hiện những giải pháp như: Tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững, tạo việc làm cho nhiều người; Tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối việc làm cho người nghèo; Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ người dân vay vốn, phát triển sản xuất… Xuyên suốt quá trình này, công tác dân tộc vẫn luôn là nhiệm vụ quan trọng trên cơ sở gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, công bằng cho tất cả mọi người.

 Đăng Doanh

TAG:
Tin khác
Thái Nguyên: Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm đạt và vượt so với mục tiêu được giao
Chăm lo đời sống người có công nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tăng cường chăm lo đời sống người có công nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Lạng Sơn: Thực hiện đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm bền vững, giúp người nghèo ổn định cuộc sống
Hà Nội: Quý I/2025, doanh số cho vay các chương trình ủy thác tín dụng chính sách đạt 2.172 tỷ đồng
TikToker Quỳnh Trương: “Thiện nguyện xuất phát từ trái tim”
Thi đua tạo động lực xây dựng Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội  phát triển ổn định, bền vững
TPHCM: Sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Vinamilk tặng 50.000 hộp sữa cho thiếu nhi TPHCM nhân sự kiện 50 năm thống nhất đất nước