Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Đồng Nai: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận trong vùng dân tộc thiểu số
09:10 AM 17/09/2021
(LĐXH) Nhờ tích cực đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, hướng mạnh về cơ sở, tập trung giải quyết những việc khó, việc cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương..., thời gian qua, công tác dân vận ở Đồng Nai nói chung, trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đạt được những kết quả nhất định, có ý nghĩa thiết thực cả về chính trị và kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; kinh tế - xã hội từng bước phát triển theo hướng bền vững.

Năm 2017, Lâm San là xã nghèo nhất huyện Cẩm Mỹ và là một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm chưa đầy 10 triệu đồng. Nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của các cấp chính quyền, có sự đóng góp rất lớn từ công tác dân vận cơ sở mà tới nay thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 7 lần, đời sống nhân dân có nhiều khởi sắc. Gần 90% tuyến đường ấp ở Lâm San hiện được đổ bê tông, 100% đường xã đổ nhựa; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 90%...
Anh Chí Nhịt, một đồng bào dân tộc thiểu số gốc Hoa đã sinh sống đã nhiều năm ở Lâm San cho hay, khi mới chuyển tới đây gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. “Gia đình tôi khi đó vườn không nhà trống, 4 đứa con ăn học lại thêm khoản nợ ngân hàng gần 200 triệu đồng, nhiều lúc chỉ muốn bỏ đi biệt xứ. May mắn, tôi được Hội Nông dân xã hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế”, anh kể lại. ó nguồn mới, anh Chí Nhịt cải tạo 0,5ha đất trồng tiêu, gần 1ha còn lại trồng cỏ, bắp, lại nuôi thêm dê, thỏ, gà... Ban đầu anh Nhịt vừa làm vừa rút kinh nghiệm để năm sau có kết quả tốt hơn năm trước. Năm 2017, với doanh thu hơn 300 triệu đồng, gia đình anh được UBND tỉnh tuyên dương là Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Hiện tại, gia đình anh Nhịt chuyển sang làm tiêu hữu cơ kết hợp chăn nuôi để tăng thu nhập. Kinh tế khá lên, anh đã lo cho 2 trong số 4 người con theo học cao đẳng và đại học.
Đồng Nai: Dân vận khéo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Anh Chí Nhịt đang phát cỏ cho vườn tiêu hữu cơ.
Một ví dụ khác là huyện Định Quán có 29 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó 21,64% là người dân tộc thiểu số cũng từng thuộc diện kém phát triển kinh tế do tập quán canh tác lạc hậu, giao thông cách trở, không thuận tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, Định Quán đã có bước chuyển mình đáng kể, đời sống của người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc không ngừng tăng lên. Đó là nhờ huyện Định Quán đã chú trọng vào công tác dân vận, trong đó phát huy vai trò của người có uy tín vùng DTTS. Điển hình là trường hợp của bà Điểu Thị Út, người uy tín trong đồng bào dân tộc Chơ Ro ở ấp 5, xã Thanh Sơn, đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo, không những thế còn là gương làm kinh tế giỏi trong vùng. Đồng thời bà còn được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND của xã Thanh Sơn. Tiếng nói, việc làm của bà có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, bà Út đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, bà còn vận động xây dựng 3,8km đèn đường thắp sáng với kinh phí trên 150 triệu đồng…
Đồng Nai: Dân vận khéo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào các dân tộc trên địa bàn TP Long Khánh (Đồng Nai) nhận hỗ trợ trong mùa dịch Covid-19.

Có thể thấy, công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Nai được thể hiện rõ nhất trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Tại các huyện, thành phố, công tác dân vận được đẩy mạnh với những cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ xây dựng phát triển kinh tế gia đình, đồng bào các dân tộc còn tích cực góp sức xây dựng đường điện, đường giao thông nông thôn. Hàng chục tuyến đường liên ấp vùng đồng bào đã được bê tông hóa sạch đẹp, khang trang; hệ thống chiếu sáng tại các ấp được lắp đặt, kéo đến từng thửa vườn rẫy. Cũng nhờ công tác dân vận ở cơ sở, bà con vùng đồng bào dân tộc dần bỏ được các hủ tục, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình; mọi người phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương.
Thời gian qua, dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng khiến cho người dân vùng dân tộc thiểu số, nhất là một bộ phận người trẻ đang làm công nhân tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng không nhỏ. Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai đã tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong đồng bào dân tộc thiểu số, giúp bà con chủ động ứng phó, phòng, chống dịch. Đồng thời tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân chung tay chăm lo đời sống cho cho bà con đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình dịch bệnh.
Minh Cầm
TAG:
Tin khác
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật