Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở GDNN
02:58 PM 29/04/2021
(LĐXH)- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có Công văn gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ về việc đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
Theo đó, thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017, Bộ Lao động – TBXH được giao xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN. Để có đủ cơ sở triển khai nhiệm vụ, Bộ Lao động - TBXH đề nghị các Bộ, ngành báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở GDNN thuộc phạm vi quản lý.
Hướng dẫn của Bộ Lao động - TBXH nêu rõ, việc đánh giá thực trạng sẽ tập trung vào 4 nội dung gồm: quy mô tuyển sinh (cấp trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo); mạng lưới cơ sở GDNN; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN; cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo.
Việc đánh giá thực trạng GDNN sẽ tập trung vào 4 nội dung
Trong đó, đối với mạng lưới cơ sở GDNN, việc đánh giá sẽ căn cứ theo loại hình cơ sở GDNN, bao gồm trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm GDNN (công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài); đánh giá theo cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp và sơ cấp và dưới 03 tháng); theo vùng và theo lĩnh vực quản lý.
Hoạt động đánh giá sẽ tập trung vào xác định tính hợp lý, các điểm mạnh trong quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN hiện nay. Đồng thời xác định các vấn đề mâu thuẫn, điểm xung đột trong bố trí mạng lưới cơ sở GDNN của thời kỳ quy hoạch trước. Làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, Bộ Lao động - TBXH cũng đề nghị các Bộ, ngành dự báo xu thế, kịch bản phát triển mạng lưới cơ sở GDNN, dự kiến mạng lưới cơ sở GDNN.
Dự kiến mạng lưới cơ sở GDNN của Bộ, ngành phải đáp ứng các yêu cầu, bao gồm: phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Chiến lược, Quy hoạch phát triển nhân lực, Chiến lược phát triển giáo dục, Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan.
Bên cạnh đó, phải căn cứ thực trạng mạng lưới cơ sở GDNN để nghiên cứu, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Bộ, ngành, vùng và cả nước trong từng thời kỳ.
Đồng thời, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ và mở rộng hợp tác quốc tế về GDNN. Đảm bảo quán triệt đầy đủ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Trước đó, ngày 26/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quyết định nêu rõ, mục tiêu lập quy hoạch nhằm hình thành mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt, với các loại hình cơ sở đa dạng, đủ quy mô, năng lực đào tạo nghề theo hướng ứng dụng, thực hành. Trên cơ sở đó, cải thiện chất lượng đào tạo, hiệu quả đào tạo, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, nâng cao năng suất lao động.
Việc lập quy hoạch cũng hướng đến mục tiêu tuân theo quy luật cung - cầu một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu về nhân lực có trình độ tay nghề, kỹ thuật cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
Khởi động Chương trình INTENSE:  Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ