Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Công nhân nữ “may vá” lại cuộc sống hậu Covid-19
09:45 AM 27/06/2022
(LĐXH)- Xã hội trở lại trạng thái bình thường mới khi thực hiện chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, thì áp lực công việc lên người phụ nữ là rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều công nhân nữ cũng phải “gồng mình” vượt qua trở ngại để “may vá” lại cuộc sống hậu Covid-19 vì sinh kế cho mình và gia đình.
Tạp chí Lao động và Xã hội xin chia sẻ một số hình ảnh về những khó khăn, nhọc nhằn của các nữ công nhân thời kỳ hậu Covid-19:
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tại nhiều Công ty, doanh nghiệp, rất đông lao động nữ bị F0, phải nghỉ việc ở nhà hơn chục ngày theo quy định bắt buộc, thậm chí nhiều đơn vị chiếm tới 30% số ca mắc. Khi sức khỏe ổn định, đa phần công nhân nữ đều có nhu cầu tăng ca (làm thêm giờ) để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống thường ngày.
Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Thương, Xí nghiệp May sơ mi Hà Nội (Tổng công ty May 10)
là công nhân trực tiếp sản xuất nên có mức lương trung bình gần 10 triệu đồng/tháng (chưa tính tiền làm thêm giờ)
Trong ảnh: Thu nhập trên 9 đồng/tháng, chị Trần Thị Mỹ Ngọc (cùng phân xưởng với chị Nguyễn Thị Thương)
cũng phải đối mặt với nhiều lo toan hơn thời kỳ hậu Covid-19
Bản thân và toàn bộ gia đình chị Lê Thị Hồng, công nhân Tổ in tráng men thuộc Tổng Công ty Catalan (Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) từng bị F0 phải nghỉ việc ở nhà theo quy định. Song chị và một số công nhân nữ cùng hoàn cảnh được Tổng Công ty quan tâm hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi trong công việc nên cuộc sống cũng bớt khó khăn hơn.
Trong ảnh: Đến nay, cuộc sống của gia định chị Lê Thị Hồng được coi là tạm ổn định so với nhiều công nhân khác
Hậu Covid-19, nhiều công nhân nữ đã biết chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn, dành dụm tiền gửi về hỗ trợ bố mẹ ở quê.
Trong ảnh: Công nhân nữ Công ty Dreamtech (Khu công nghiệp Visit Bắc Ninh) trở lại làm việc trong trạng thái “bình thường mới”
Gắn bó với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (Khu Công nghiệp Yên Bình, phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) gần 5 năm. Do chồng mất vì tai nạn lao động, cộng với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, chị Lý Thị Giang phải trở về nhà ở xóm Đông Mẫu, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) thay chồng chăm sóc mẹ và 2 đứa con đang tuổi ăn học.
Chia sẻ khó khăn với chị Lý Thị Giang, Xí nghiệp kẽm chì làng Hích (nơi chồng chị công tác) thuộc Công ty Cổ phần luyện kim màu Thái Nguyên đã tiếp nhận vào làm việc, với thu nhập bình quân gần 6 triệu đồng/tháng.
Trong ảnh: Ngoài thời gian làm việc tại Xí nghiệp, chị Lý Thị Giang còn tranh thủ thu gom phế liệu bán đồng nát để có thêm thu nhập

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật