Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
“Chú trọng phát triển nhà giáo – người dạy tại nơi làm việc…”
10:20 AM 12/11/2021
(LĐXH) – Đó là một trong những nội dung chính trong chuỗi các hoạt động tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021... “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, nhà giáo và người dạy tại nơi làm việc” đang được xác định là giải pháp trọng tâm để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045...
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục nghề nghiệp với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực cho sự phát triển quốc gia. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chuẩn bị nguồn nhân lực với ký năng nghề tốt thì vấn đề “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, nhà giáo và người dạy tại nơi làm việc” đang được xác định là giải pháp trọng tâm để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Có thể khẳng định, việc liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp là rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chặt giữa lý thuyết và thực hành. Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để thu hút những người có trình độ cao, tay nghề giỏi tham gia vào giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp.
Theo báo cáo Vụ Nhà giáo (Tổng Cục GDNN) hiện nay cả nước có gần 84 nghìn nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng nhà giáo tại các cơ sở này đang từng bước được nâng lên về trình độ đào tạo, trên 92% nhà giáo đạt chuẩn về sự nghiệp sư phạm; khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hanh. Bên cạnh đó, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tổ chức hoạt động đào tạo thông qua vị trí công việc, có khoảng 70 - 80% doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử...  đã cử lao động lành nghề có kỹ năng đứng ra kèm cặp cho các nhân viên mới tham gia vào các công đoạn trên dây chuyền sản xuất... Sự phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã góp phần vào thành quả của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong những năm qua: Trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có việc làm; có trường, có nghề đạt tỷ lệ 100% với mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.
Nhà giáo - yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững trong GDNN
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp định hướng phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 theo quan điểm là nhân tố quyết định phát triển sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp. Phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng. Đặc biệt hình thành và phát triển đội ngũ người đào tạo là người của doanh nghiệp để tham gia vào đào tạo các cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, chất lượng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều bất cập như trình độ kỹ năng nghề của nhà giáo nhìn chung còn hạn chế, tỷ lệ nhà giáo vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành thấp (khoảng 51%). Kỹ năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy tiếp cận năng lực và yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19. Đặc biệt, chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để thu hút những người có trình độ cao, tay nghề giỏi tham gia vào giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp.
Tiếp tục chú trọng phát triển lực lượng giáo viên ngay tại cơ sở sản xuất
Nhằm khắc phục những tồn tại này, các cơ quan hoạch định chiến lược về giáo dục nghề nghiệp các tổ chức có liên quan và cơ sở giáo dục nghề nghề nghiệp cần tạo cơ hội cho nhà giáo, cán bộ quản lý, cơ quan quản lý các cấp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm đánh giá được thực trạng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; mối quan hệ hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, trong đó có thực trạng việc huy động người đào tạo của doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nghề nghiệp.
Nắm bắt được các kinh nghiệm của các nước phát triển trong việc nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và thích ứng với đại dịch Covid-19; gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, đặc biệt là kinh nghiệm trong việc hình thành và phát triển đội ngũ người đào tạo là người của doanh nghiệp.
Đề xuất được giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có khả năng thích ứng với bối cảnh hội nhập và đại dịch Covid-19; đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động của giáo dục nghề nghiệp.
Nguyễn Hữu Bắc
 
TAG:
Tin khác
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
Khởi động Chương trình INTENSE:  Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ