Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Cầu Ngang tập trung nguồn lực chăm sóc người có công
09:24 AM 03/08/2018
(LĐXH)- Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, nhiều năm qua, cấp ủy chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cùng nhân dân huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) đã tập trung mọi nguồn lực để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.
Trải qua hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, hiện toàn huyện có gần 15.000 người có công với cách mạng, trong đó 18 mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đều được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng đến cuối đời). Đến nay, Cầu Ngang đã giải quyết cơ bản vấn đề nhà ở cho thương binh nặng, mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình có 2 liệt sĩ trở lên; con thương binh, liệt sĩ được quan tâm ưu đãi trong giáo dục, đào tạo...
Ở Cầu Ngang, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh luôn được gắn liền với lcác hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhằm tri ân, hỗ trợ các gia đình thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đến nay, Cầu Ngang đã có 100% xã, thị trấn đạt danh hiệu xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh - liệt sỹ.

Ông Dương Hoàng Sum, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang thăm và tặng quà gia đình người có công

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Trí, Trưởng phòng Lao động - TBXH huyện, cho biết: Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đã thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người có công. Địa phương đã luôn phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” thông qua các hoạt động chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng và giúp đỡ người có công với cách mạng trong việc làm nhà ở, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, ổn định đời sống... Đặc biệt, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" trên địa bàn luôn được quan tâm và được toàn xã hội chung sức chăm lo với nhiều hình thức đa dạng và phong phú; đã huy động được nhiều nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài huyện hưởng ứng và đạt nhiều kết quả tích cực.
Hàng năm cứ đến ngày thương binh - liệt sĩ (27/7), các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy nghĩa tình để chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đây là dịp để tưởng nhớ, tôn vinh các anh hùng, liệt sĩ, thương binh và người có công và nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với các thế hệ cách mạng, thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng đã hy sinh cho sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Nhờ vậy mà đến nay, hầu hết các gia đình có công có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn so với mức sống người dân nơi cư trú. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, huyện Cầu Ngang đã trích ngân sách hơn 110 triệu đồng để thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình người có công trong các dịp lễ, tết; thực hiện chi trả trợ cấp hơn 8,8 tỷ đồng cho 14.932 người.
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện Đề án nhà ở theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ, huyện còn vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp thêm về tiền, ngày công, vật liệu hỗ trợ xây dựng 142 căn nhà tình nghĩa cho người có công khó khăn về nhà ở. Đến nay, Cầu Ngang đã cơ bản không còn người có công sống trong những ngôi nhà tạm bợ. Ngoài ra, từ nguồn hỗ trợ đầu tư kinh phí của tỉnh Trà Vinh, huyện đã nâng cấp sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ huyện với số tiền 1 tỷ đồng; xây dựng mới 2 nhà bia ghi tên liệt sĩ xã Thạnh Hòa Sơn và thị trấn Cầu Ngang với kinh phí 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Trí, Trưởng phòng Lao động - TBXH huyện cho biết thêm: Để tiếp tục phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công trên địa bàn, Cầu Ngang sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, mở rộng phong trào “Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công” với những hiệu quả thiết thực. Đồng thời, biểu dương và động viên các thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công tiếp nối sự nghiệp cách mạng của cha anh, tự lực, tự cường vươn lên trong sản xuất kinh doanh, ổn định và nâng cao mức sống.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả ở huyện Đồng Văn
Huyện Xín Mần: Nỗ lực cải thiện nhà ở cho hộ nghèo
TPHCM: Hơn 120 đại biểu dự tập huấn công tác tiếp nhận và nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội
Xúc động nghĩa cử của Công ty Hoa quả Phương Toản với gia đình thương binh ở Thanh Hóa
Đề xuất xây dựng kế hoạch truyền thông về giảm nghèo đa chiều năm 2025
77,5% trẻ em từng chứng kiến bạo lực học đường
Hòa Bình: Nhiều hộ thoát nghèo bền vững nhờ các mô hình hỗ trợ sinh kế thiết thực
Chương trình “Kết nối những vòng tay” với chủ đề “Tết cho trẻ em nghèo” trao tặng hơn 400 triệu đồng cho đồng bào và trẻ em bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại Yên Bái
Nam Trực: Lan toả sâu rộng phong trào Đền ơn đáp nghĩa