Tin trong nước
Trang chủ / Thời sự / Tin trong nước
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Hội nghị tập huấn quản lý, sử dụng tài sản công
05:26 PM 08/12/2018
(LĐXH) - Ngày 8/12, tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật cho các đại biểu đến từ các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm... và các đơn vị trực thuộc dưới dự chủ trì của đồng chí Phạm Quang Phụng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đồng chí Phạm Quang Phụng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính cho biết: Quản lý tài sản công là một phần trong công tác quản lý tài chính công, vì vậy, để đáp ứng yêu cầu chất lượng quản lý hành chính công, việc quản lý tài sản công là việc làm hết sức cần thiết để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản công trong giai đoạn mới. Riêng trong ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, công tác quản lý tài chính – tài sản Nhà nước ngày càng được tăng cường và luôn tuân thủ các nội dung theo quy định của pháp luật.

Toàn cảnh buổi tập huấn

Ông Nguyễn Hoài Đức, Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc Hội khóa XIV ngày 21/6/2017 với 10 chương, 134 Điều và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018. Tại Điều 53, Hiến pháp (sửa đổi) quy định: “Đất dai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tiếp đó, tại Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 đã cụ thể hóa quy định về tài sản công theo quy định tại ĐIều 53 Hiến pháp năm 2013.

Đồng chí Phạm Quang Phụng, Vụ trưởng Vụ KHTC, Bộ LĐTBXH phát biểu tại Hội nghị

Đồng thời, luật này cũng đã xác lập vai trò của cơ quan quản lý tài sản công ở mỗi cấp trong việc giúp bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản công và trực tiếp quản lý, xử lý một số loại tài sản công theo quy định của pháp luật.

Luật đã xây dựng những nguyên tắc chung nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công, gồm: 07 nhóm nguyên tắc trong quản lý, sử dụng tài sản công. (1). Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. (2). Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật. (3) Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật. (4). Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật. (5). Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. (6). Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. (7). Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Hoài Đức, Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính thông tin về Luật quản lý và sử dụng tài sản công

Hiện nay, đã có một số điểm mới quy định về việc quản lý và sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước bao gồm: (1) việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo hình thức đối tác công – tư; (2) thuê quản lý vận hành tài sản công; (3) Trước khi quyết định giao, thu hồi đất thuộc trụ sở làm việc, cơ quan Nhà nước (CQNN) có thẩm quyền giao, thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai phảo lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính đối với CQNN thuộc Trung ương hoặc của Sở Tài chính đối với CQNN thuộc địa phương về sự phù hợp của phương án giao, thu hồi với chức năng, nhiệm vụ, biên chế và TC, ĐM tài sản công; (4) Cho phép khai thác đối với những loại tài sản công mà việc khai thác không làm ảnh hưởng tới công tác quản lý Nhà nước gồm: Nhà công vụ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu...; (5) Được cho sử dụng chung hội trường, phương tiện vận tải chưa sử dụng hết công suất; (6)Bổ sung 2 hình thức xử lý tài sản công gồm: (i) sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án ĐTXH công trình theo hình thức BT, (ii)xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, hủy hoại; (7) Số tiền thu được từ xử lý tài sản công được nộp vào tài khoản tạm giữ tại KBNN, sau khi từ đi chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp vào NSNN.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập, từ ngày 1/1/2018, Luật quy định một số điểm mới như: (1) Không được sử dụng tài sản công để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác tỏng các trường hợp: (i) Tài sản do Nhà nước giao,(ii) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách Nhà nước, (iii) Quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ NSNN sau khi được Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan Trung ương cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương quản lý, Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý; (2)Bỏ quy định về việc xác định lại giá trị tào sản để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; (3) Không bố trí vốn đầu tư công, NSNN để ĐTXD mới, mua sắm tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; (4) Bổ sung quy định về sử lý tài sản công khi chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp để dáp ứng yêu cầu đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe giới thiệu về 3 chuyên đề: “Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chung về quản lý, sử dụng tài sản công” (quy định chung về quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản dự án, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) và “Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công” và “Pháp luật thuế khối hành chính sự nghiệp”.

Đáng chú ý, tại hội nghị tập huấn, ngoài việc phổ biến các nội dung mới của luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật đã được cấp có thẩm quyền ban hành, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý công sản cũng đã thông tin cho các đại biểu về phương hướng xử lý các vấn đề cần tháo gỡ trong việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

Hà Giang

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Động đất, nam sinh dũng cảm quay lại lớp cõng bạn chạy trốn
Nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh của người lãnh đạo, quản lý
Động đất Tây Tạng: 126 người thiệt mạng, mức khẩn cấp cao nhất
Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong nghiên cứu, sản xuất vaccine thú y
Vừa vạch trần bê bối xây dựng, nhà báo bỏ mạng tức tưởi
Bạn gái bị chê hát lạc nhịp, gã đàn ông đấm chết người chê
Cậu bé bị biến dạng mặt vì trò đùa tàn nhẫn của bạn
Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chương Mỹ tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
Truyền thông Thái Lan thất vọng trước thất bại của đội nhà