Tin quốc tế
Trang chủ / Thời sự / Tin quốc tế
Biển Đông phủ bóng Đối thoại Shangri-La
01:49 PM 03/06/2016
Vấn đề tranh chấp tại Biển Đông được cho là nội dung chi phối Đối thoại Shangri-La - diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á, diễn ra từ 3 - 5/6 tại Singapore.

Sức nóng của vấn đề Biển Đông trong hội nghị lần này xuất phát từ ba sự việc chính liên quan tới Trung Quốc, quanh thời điểm và bối cảnh của hội nghị.

 

Khách sạn Shangri-La - nơi tổ chức Đối thoại Shangri-La thường niên

 

Thứ nhất là việc Trung Quốc cải tạo các đảo nhân tạo từ các đá/đảo chiếm trái phép tại Biển Đông và các động thái quân sự hóa trong vùng biển tranh chấp này.

Trung Quốc liên tục đưa các máy bay chiến đấu, máy bay tàng hình, oanh tạc cơtên lửa ra các đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Cùng với đó, Mỹ thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải, thách thức các ‘yêu sách quá đáng’, bằng cách đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý các đảo/đá nhân tạo do Trung Quốc chiếm cứ và xây dựng trái phép.

Thứ hai, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng hôm 1/6 dẫn nguồn tin từ quân đội Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang chuẩn bị lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Thứ ba, Đối thoại Shangri-La 2016 diễn ra gần thời điểm Tòa Trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc.

Tờ Today Online cho rằng, Đối thoại Shangri-La chính là cơ hội cuối cùng cho Mỹ và Trung Quốc triệu tập thêm sự ủng hộ trước khi PCA ra phán quyết.

Theo Reuters, các chuyên gia về an ninh cho rằng Mỹ sẽ tìm cách thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á, cùng với các nước lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ, công khai ủng hộ bất kỳ quyết định nào có lợi cho Philippines.

“Giá trị của vụ việc chính là danh tiếng bị hủy hoại lâu dài và sức ép sẽ dồn lên phía Trung Quốc. Điều này chỉ có tác dụng nếu như bạn có một liên minh có thể đưa sự việc ra trước công chúng” – nhận định của Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược.

Một điều đặc biệt khác trong hội nghị lần này là việc Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha sẽ có bài phát biểu quan trọng khai mạc hội nghị. Lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng quốc tế của ông Prayuth Chan-ocha sẽ được giới phân tích và hoạch định chính sách quốc tế quan sát kỹ lưỡng để tìm hiểu về lập trường của Thái Lan.

“Chính sách của Thái Lan phản ánh tình thế khó khăn trong khu vực… Các nước trong khu vực muốn có quan hệ tích cực với Trung Quốc, nhưng đồng thời về mặt chiến lược, họ chung hàng ngũ với phương Tây và có lý do để lo ngại về hành vi của Trung Quốc trong khu vực” – Tim Huxley, chuyên gia về an ninh thuộc Học viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, nhận xét.

Mặt khác, hội nghị cũng diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi chiến lược quan trọng trong khu vực. Thứ nhất là việc ứng viên Rodrigo Duterte, người chủ trương hợp tác và chia sẻ khai thác với Trung Quốc tại Biển Đông, thắng cử Tổng thống tại Philippines.

Thứ hai là việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, được tuyên bố trong chuyến công du của Tổng thống Barack Obama cuối tháng 5 vừa qua.

Ngoài nội dung Biển Đông, nghị trình của hội nghị còn bao gồm các vấn đề cấp thiết khác, như Triều Tiên, an ninh mạng, chủ nghĩa khủng bố.

Theo Vietnamnet.vn

TAG:
Tin khác
Công bố báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Cuộc thi Nhà lãnh đạo tương lai - The Future CEO (TFC) 2024 : Hành trình khai phá tiềm năng lãnh đạo thế hệ trẻ Việt Nam
Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay
Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII quyết định nhiều nội dung quan trọng
Ngày phở của Đoàn thanh niên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với đối tượng yếu thế tại Bắc Giang
Gặp gỡ nhóm người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà ở Paris năm 1969
Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Chiến thắng Bình Giã- mốc son lịch sử