An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
An Giang: Triển khai nhiều hoạt động trợ giúp xã hội
03:32 PM 26/04/2021
Theo thống kê, tỉnh An Giang hiện có khoảng 90.000 người khuyết tật, chiếm khoảng 4,7% dân số toàn tỉnh, trong đó có khoảng 3.200 người mắc bệnh tâm thần và có khoảng trên 5.500 người rối nhiễu tâm trí và trên 1.000 trẻ em mắc bệnh tự kỷ.

Dự báo số lượng người khuyết tật đến cuối năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 120.000 người, trong đó: có khoảng 4.000 người bệnh tâm thần, có khoảng trên 6.000 người rối nhiễu tâm trí và trên 2.000 trẻ em mắc bệnh tự kỷ.

Nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trong việc tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; đồng thời sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí, tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tăng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn

Mục tiêu của Kế hoạch Cụ thể trong giai đoạn 2021 – 2025, hàng năm ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 500 trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội; Ít nhất 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; ít nhất 500 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; ít nhất 1.500 hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định; 80% người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu…

Giai đoạn 2026 – 2030, hàng năm khoảng 90% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; khoảng 700 trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội phù hợp tại cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội; Ít nhất 90% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; Ít nhất 1.000 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; ít nhất 4.000 hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định; 90% người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; ít nhất 90% người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 100% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở trợ giúp xã hội…

Chương trình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như trợ giúp y tế; Trợ giúp giáo dục; Trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao; Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và công tác viên; Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí hệ thống trợ giúp xã hội; kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần; chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ…/.

Thu Hằng

 

TAG:
Tin khác
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
Huyện Bắc Quang: Thực hiện tốt công tác phòng, chống mua bán người
Cà Mau: Quyết liệt thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Kết quả công tác cai nghiện và quản lý lý sau cai nghiện ở tỉnh miền Tây Hậu Giang
Thanh Hóa: Tập trung phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
Nam Định trợ giúp người khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng
Quảng Ngãi nỗ lực thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội