Yên Bái triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
(LĐXH)- Thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Định hướng, chỉ đạo các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong công tác chuyển số, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 04 nhóm thành phần chính: Người quản lý, nhà giáo, học sinh, sinh viên; Doanh nghiệp và Công nghệ.
Tập trung lấy người học, doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động) là trung tâm, là chủ thể để thúc đẩy quá trình hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đảm bảo tính kế thừa trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng, các ứng dụng sẵn có kết hợp với đầu tư, xây dựng phát triển mới hệ thống đảm bảo hiện đại, đồng bộ, tiên tiến; sử dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực.
UBND tỉnh yêu cầu chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cần có sự phối hợp đồng bộ của các sở, ngành, sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đổi mới căn bản hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp không ngừng nỗ lực, chủ động cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc phù hợp với yêu cầu, định hướng về chuyển đổi số.
Về mục tiêu: Cơ bản đến năm 2025, phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, phấn đấu 50% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số. Phấn đấu 50% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo phát triển học liệu số.
Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo: Phấn đấu 70% các chương trình đào tạo của các trình độ có chuẩn đầu ra được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số.
Phấn đấu 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.
Hạ tầng, nền tảng và học liệu số: Hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung phục vụ cho hoạt động dạy và học vào năm 2025.
Phấn đấu 50% trường cao đẳng, trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia.
Phấn đấu 100% trường cao đẳng, trung cấp có kết nối hệ điều hành quản lý văn bản với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Phấn đấu 100% trường cao đẳng, trung cấp có ít nhất 01 phòng học trực tuyến.
Về quản lý số và quản trị số: Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin điện tử của Bộ; Cổng dịch vụ công và Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh vào năm 2023.
Phấn đấu 100% trường cao đẳng, trung cấp số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường
Có 50% hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Có 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp.
Phấn đấu 100% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số.
Phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng nghề Yên Bái là trường học số.
Đến năm 2030: Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số.
Phấn đấu 100% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo phát triển học liệu số.
Phấn đấu 100% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số.
Phấn đấu 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.
Phấn đấu 100% trường cao đẳng, trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia. tuyến trở lên,
Phấn đấu 100% trường cao đẳng, trung cấp có ít nhất 02 phòng học trực tuyến trở lên.
Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số.
Có 70% hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp vào năm 2030.
Phấn đấu 100% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Phấn đấu xây dựng 02 trường cao đẳng là trường học số.
Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh đề ra một số giải pháp như: Tham mưu xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế; Huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp…/.
Hồng Hà
TAG: