Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
09:31 AM 10/10/2024
(LĐHX) - Với mục tiêu đào tạo nghề để cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho nhân dân, những năm gần đây, công tác đào tạo nghề ở huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) hướng đến tạo sinh kế giúp người lao động tự tạo việc làm và khởi nghiệp. Nhiều lao động sau khi được đào tạo nghề đã định hình cho kinh tế hộ gia đình hướng phát triển ổn định, nâng cao thu nhập và tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.
Tính đến hết tháng 7/2024, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 3.956 lao động, đạt 111,4% kế hoạch và thực hiện đào tạo nghề cho 563 học viên trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên (dưới 03 tháng) đạt 57,44%  kế hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Thực hiện giải ngân vốn Tiểu dự án “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo được 94 triệu đồng, đạt 7,93% so với tổng kinh phí được giao.
Khai giảng lớp đào tạo nghề cho lao động huyện Ngọc Hiển
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn nhiều địa phương thực hiện còn hạn chế; ở một số địa phương chưa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia các lớp học nghề lập nghiệp; địa bàn tuyển sinh chủ yếu ở các ấp, khóm, giao thông đi lại khó khăn, học viên chủ yếu sản xuất nông nghiệp ít khi ở nhà; công tác xuất khẩu lao động được tuyên truyền nhiều, có sự chuyển biến nhưng chưa mạnh do người lao động có tâm lý ngại đi xa, sợ không an toàn khi đi làm việc ở nước ngoài, mặt khác chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vượt quá khả năng cân đối chi trả của nhiều hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo, người có thu nhập thấp.
Nhằm tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn, huyện Ngọc Hiển tiếp tục triển khai các lớp đào tạo nghề, nhất là với bà con dân tộc thiểu số và phụ nữ, góp phần đa dạng sinh kế và giảm nghèo bền vững. Chương trình và nội dung đào tạo nghề liên tục được cập nhật theo xu hướng mới và nhu cầu xã hội, từ đó thu hút ngày càng đông người học. Điển hình như vào cuối tháng 9/2024 Hội LHPN – UBND huyện Ngọc Hiển – Hội nông dân xã phối hợp với Trường Cao Đẳng Việt - Hàn tổ chức khai giảng lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn “kỹ thuật nuôi chồn” cho 30 học viên tại ấp Nhưng Miên. Việc giảng dạy sẽ do các giáo viên là cán bộ kỹ thuật nuôi Chồn đảm nhiệm; thông tin một số nội dung về chế độ chính sách, đối với các đối tượng là người dân tộc, hộ nghèo, cận nghèo tham gia học nghề.
Lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp cho người lao động có chuyển biến rõ nét, trang bị đầy đủ về kiến thức nghề được đào tạo, nâng cao về nhận thức và trình độ kỹ thuật, giúp cho người lao động có kỹ năng cơ bản, biết áp dụng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật vào chăn nuôi Chồn; Việc tổ chức lớp nghề cho lao động không chỉ đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, mà còn hỗ trợ địa phương nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, cơ cấu lại nguồn lao động, …góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp người lao động tăng thu nhập, ổn định đời sống góp phần cùng địa phương ngày càng giàu mạnh và phát triển.
Đặc biệt mới đây, Trung tâm Lao động ngoài nước đã phối hợp với Sở Lao động Thương bình và Xã hội tỉnh Cà Mau, UBND huyện Ngọc Hiển tổ chức Hội chợ việc làm cho người lao động EPS, thực tập sinh IM Japan và thanh niên trong độ tuổi lao động tại địa bàn huyện Ngọc Hiển
Tham gia Hội chợ có các công ty, doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hơn 350 người lao động, đoàn viên thanh niên, học sinh trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Tại đây, các Công ty, doanh nghiệp thông tin đến đoàn viên thanh niên, các em học sinh, người lao động những chương trình đi làm việc tại nước ngoài, chương trình du học và các chính sách vay vốn ưu đãi để học nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động dành cho hộc nghèo, cận nghèo, người lao động thuộc các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách vay vốn ưu đãi học nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Đồng thời, giới thiệu cho người lao động một số thị trường lao động uy tín, chất lượng, các ngành nghề phù hợp và mức lương cụ thể đáp ứng nhu cầu của người lao động. Qua đó, giúp người lao động, đoàn viên thanh niên, học sinh có định hướng trong tìm kiếm việc làm.
Hà Giang
 
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Hơn 59% lao động tại tỉnh Sóc Trăng đã qua đào tạo nghề
Sóc Trăng: Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Yên Bái nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái