Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
02:46 PM 16/12/2024
(LĐXH)- Yên Bái chú trọng đầu tư đào tạo các ngành, nghề trọng điểm cấp quốc tế, ASEAN, quốc gia; các ngành nghề, lĩnh vực đào tạo có thế mạnh đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của tỉnh và yêu cầu của thị trường lao động.
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái…
Học sinh Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ học lớp may thời trang
Theo đó, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được sắp xếp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng mở, tinh gọn, hiệu quả, phân tầng chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phát triển mô hình “nhà trường thông minh”, “nhà trường xanh”; chú trọng phát triển trường chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Yên Bái coi trọng đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới phương thức đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Trường Cao đẳng nghề Yên Bái trở thành trường học số; các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh hoàn thành số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số; tham gia bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp; báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số.
Bên cạnh đó, Yên Bái từng bước thực hiện hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, cũng như định hướng phát triển ngành nghề đào tạo; có phân tầng chất lượng phù hợp với đặc thù các ngành, nghề đào tạo; ưu tiên thực hiện đối với trường chất lượng cao và các ngành, nghề trọng điểm quốc tế, ASEAN và quốc gia; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo thực hành cho người học.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng không ngừng đổi mới chương trình và phương thức đào tạo. Xây dựng, triển khai các mô hình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù, nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp. 3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, nhà giáo và người dạy tại nơi làm việc.
Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ nhà giáo nhằm đạt chuẩn theo quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Thường xuyên đào tạo về năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên các ngành nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo đạt trọng điểm cấp quốc gia, ASEAN, quốc tế. Thực hiện công nhận kỹ năng, trình độ đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ ở ngành nghề khác chuyển sang làm giáo viên.
Huy động và khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, người sử dụng lao động, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp bằng hình thức tiếp nhận nhà giáo đến thực tập tại doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới.
Thời gian qua, được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp đang hợp tác với nhà trường, các trường cao đẳng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái đã tổ chức thực hiện chỉnh sửa, cập nhật, bổ sung các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và trình độ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Cụ thể, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đã sửa đổi, bổ sung 10 chương trình đào tạo các nghề trình độ cao đẳng, 10 chương trình đào tạo các nghề trình độ liên thông trung cấp lên cao đẳng, 15 chương trình đào tạo các nghề trình độ trung cấp. Các bộ chương trình đào tạo này được áp dụng cho các lớp khoá 33 mở từ tháng 8/2024 của nhà trường.
Trường Cao đẳng Yên Bái đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung 27 chương trình đào tạo và hiện đang tiếp tục thực hiện chỉnh sửa giáo trình đào tạo.
Trường Trung cấp DTNT Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch thực hiện việc cập nhật, bổ sung, sửa chữa hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo trung cấp nghề các nghề Điện công nghiệp, trung cấp nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, trung cấp nghề Hàn và thành lập Hội đồng phát triển hệ thống Bảo đảm chất lượng để rà soát, chỉnh sửa các quy trình của hệ thống đảm bảo chất lượng. Hiện Trường tiếp tục xây dựng và điều chỉnh nghề trung cấp May thời trang.
Trường Trung cấp Bách khoa Yên Bái đang xây dựng kế hoạch chỉnh sửa chương trình đào tạo theo quy định Thông tư số 01/2024/TT-BLĐTBXH đối với 4 ngành đào tạo: Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp, Kỹ thuật chế biến món ăn, Hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật pha chế và phục vụ đồ uống sau khi khóa học 2022 - 2024 kết thúc (tháng 12 năm 2024)./.
Nguyễn Lại Thìn
TAG:
Tin khác
Sóc Trăng: Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Sóc Trăng đẩy mạnh hợp tác phát triển giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động
Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
TP.HCM:  Sơ kết 1 năm chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn thành phố
Trường Đại học Đông Đô kỷ niệm 30 năm thành lập
Sóc Trăng đẩy mạnh hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Sóc Trăng: Nhìn lại 04 năm thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp
Khoa Cơ – Điện: Điểm sáng của Trường Trung cấp Lục Yên
Nghề Công nghệ Ô tô tại Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã hoàn tất kiểm định chất lượng