Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Xây dựng hướng dẫn “Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp”
06:04 PM 30/06/2023
(LĐXH) - Đó là chủ đề Hội thảo tham vấn do Cục Trẻ em phối hợp với UNICEF tổ chức ngày 30/6/2023. Hội thảo là một trong những nhiệm vụ triển khai Quyết định số 23 (phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030) nhằm phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà dự và chỉ đạo Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có: ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em; bà Lê Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em (UNICEF Việt Nam); các chuyên gia, đại diện một số Bộ, ngành, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
Tổ chức UNICEF trong nhiều năm qua luôn đồng hành với Bộ LĐTBXH trong công tác xây dựng và trình ban hành nhiều văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án quan trọng về trẻ em, trong đó có Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 (QĐ số 23/TTg) và Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 (QĐ số 1863/TTg).
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Chiến lược bảo vệ trẻ em toàn cầu của UNICEF đã đặt nền móng cho các quốc gia, vùng lãnh thổ triển khai mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em liên ngành - cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp. Khi một trẻ em bị xâm hại, bị tổn thương nghiêm trọng về thể chất, tinh thần, tâm lý, tình cảm thì trẻ em và gia đình cần được cung cấp dịch vụ bảo vệ trên các lĩnh vực khác nhau để bảo đảm sự an toàn, phục hồi về thể chất và tinh thần; đồng thời giúp trẻ em và gia đình tiếp cận với các dịch vụ thuận lợi hơn, bảo đảm tính liên tục, không bị gián đoạn, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm nguy cơ tái tổn thương, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và đây cũng là xu hướng tất yếu.
Trong những năm qua, Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chúng ta đã có:
Luật Trẻ em; Luật Trợ giúp pháp lý; Nghị định số 56 (năm 2017) của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 06 (năm 2018) của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH; Thông tư liên tịch số 01 (năm 2022) của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH; Thông tư số 43 (năm 2021) của Bộ Công an và một số văn bản hướng dẫn của Bộ LĐTBXH.
16 tỉnh, thành phố đã xây dựng và ban hành quy chế, quy định quy trình phối hợp trong hỗ trợ, can thiệp, giải quyết đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại trên địa bàn đáp ứng yêu cầu “tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em” mà Quốc hội quy định trong Nghị quyết số 121 (ngày 19/6/2020).
Ông Đặng Hoa Nam: Hội thảo lần này chính là cơ hội để Việt Nam tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và các địa phương để tiến tới xây dựng được tài liệu hướng dẫn và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp một cách hiệu quả để mọi gia đình và trẻ em có thể tiếp cận thuận tiện.

Ông Đặng Hoa Nam: Hội thảo lần này chính là cơ hội để Việt Nam tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và các địa phương để tiến tới xây dựng được tài liệu hướng dẫn và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp một cách hiệu quả để mọi gia đình và trẻ em có thể tiếp cận thuận tiện.

Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đa ngành đã được thực hiện ở một số địa phương có sự hỗ trợ của quốc tế (như Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh) nên việc phối hợp liên ngành, chuyển gửi khá thuận lợi.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong thực tiễn chúng ta vẫn còn một số tồn tại, khó khăn đó là: Vai trò phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thật tốt, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng hay bắt buộc; chưa chủ động, tích cực với việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp được giao; chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò, trách nhiệm trong thực hiện quy trình; thiếu các cam kết phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại.
Bà Lê Hồng Loan Trưởng Chương trình BVTE (UNICEF) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp

Bà Lê Hồng Loan Trưởng Chương trình BVTE (UNICEF) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp

Tại hội thảo, bà Lê Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em (UNICEF Việt Nam) đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp. Theo đó, nhu cầu đa chiều của trẻ em bị bạo lực, xâm hại chỉ có thể được đáp ứng tốt hơn trong phương thúc xử lý đa ngành, phối kết hợp hiệu quả theo hướng điều phối và tích hợp nhằm giúp trẻ em, gia đình có thể tiếp cận tất cả các dịch vụ cần thiết nhanh chóng và dễ dàng. Trên thế giới đã có mô hình Trung tâm xử lý khủng hoảng một cửa, đây là chiến lược toàn diện nhất để cung cấp dịch vụ tích hợp, là địa chỉ duy nhất mà trẻ em cùng gia đình có thể tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu tại cùng một địa điểm mà không cần di chuyển đến nhiều địa chỉ khác nhau; các dịch vụ chủ chốt được cung cấp tại chỗ, bổ sung các dịch vụ khác nếu thấy cần thiết thông qua chuyển gửi đến các cơ quan tổ chưc cung cấp dịch vụ.
Một số quốc gia đã có trung tâm xử lý khủng hoảng một cửa chuyên biệt cho trẻ em, trong đó tiêu biểu mô hình Barnahus (Ngôi nhà) là một trung tâm thân thiện với trẻ em - địa điểm làm việc chung cho cả công an/cảnh sát, cán bộ bảo vệ trẻ em, cán bộ y tế và cán bộ chuyên về sức khỏe tâm thần để hỗ trợ trẻ em bị bạo lực. Đây là một sáng kiến đa ngành, được vận hành theo một thỏa thuận được ký kết giữa các ban ngành tham gia.

Các đại biểu tại hội thảo cũng đã chia sẻ các kinh nghiệm triển khai về việc xây dựng và vận hành mô hình Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa và Quảng Ninh, mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa tại TP.HCM cùng nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia và đại diện các bộ, ngành. Các ý kiến đều thống nhất cho rằng, bên cạnh những kết quả về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đa ngành ở một số địa phương thì trong thực tiễn chúng ta vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Vai trò điều phối của cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu mối chưa được thực hiện đầy đủ, trọn vẹn, năng lực điều phối các hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu; việc huy động sự tham gia của các ngành còn khó khăn, nhiều nội dung hoạt động cần có sự tham gia liên ngành nhưng ít được thực hiện hoặc thực hiện chưa bảo đảm chất lượng. Vai trò phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thật tốt, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng hay bắt buộc; chưa chủ động, tích cực với việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp được giao; chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò, trách nhiệm trong thực hiện quy trình; thiếu các cam kết phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại.
Ông Nguyễn Hải Hữu - Chuyên gia độc lập nêu ý kiến tại Hội thảo

Ông Nguyễn Hải Hữu - Chuyên gia độc lập nêu ý kiến tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà yêu cầu lãnh đạo Cục Trẻ em tiếp thu tối đa các ý kiến đã phát biểu, phối hợp chặt chẽ với UNICEF để xây dựng tài liệu hướng dẫn, mô hình thí điểm; đồng thời tập trung vào các vấn đề lớn sau đây: Xác định nhóm đối tượng thụ hưởng của mô hình (như: trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán, lao động trái quy định của pháp luật…); Hướng dẫn cụ thể cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của mô hình (cần lồng ghép, phát huy hiệu quả và gắn với cơ sở/trung tâm hiện có của địa phương); Cụ thể hóa các loại hình dịch vụ cung cấp tại cơ sở/trung tâm, các loại hình dịch vụ cung cấp tại các cơ quan tổ chức khác; Hướng dẫn cơ chế hợp tác với các cơ quan tổ chức liên quan gồm: công an, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở tạm lánh, pháp y, trợ giúp pháp lý, cơ quan tư pháp trong việc cung cấp dịch vụ tích hợp cho nạn nhân và gia đình các em. Đặc biệt là điều kiện bảo đảm thực hiện như: nhân sự, cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cho triển khai mô hình.
PV
TAG: hội thảo tham vấn mô hình tích hợp
Tin khác
Cụ bà 124 tuổi thích ăn cơm trộn mỡ lợn, chia sẻ bí quyết sống lâu
Từ 1/7, người đủ 75 tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí 500.000 đồng/tháng
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Chuyến xe yêu thương dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Xe ôm công nghệ tắt app, kiếm tiền triệu nhờ vận chuyển cây cảnh dịp Tết
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức họp mặt chúc tết cán bộ hưu trí của Sở qua các thời kỳ
Hưng Yên: Thực hiện kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 64.000 đối tượng
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025