Nhờ có chính sách hỗ trợ, nhiều người đã phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo
Theo đó, Nghị quyết 14/2020/NQ-HDND, ngày 14/12/2020 về quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ không có khả năng thoát nghèo trên địa bàn tỉnh quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ không có khả năng thoát nghèo gồm: Người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng, người nhiễm HIV gia đình không thể thoát nghèo; mức hỗ trợ theo chuẩn nghèo từng thời kỳ: Năm 2021 (áp dụng chuẩn nghèo theo Quyết định số 59/QĐ-TTg mức 700.000đ/người/tháng khu vực nông thôn; 900.000đ/người/tháng khu vực thành thị; Từ năm 2022 áp dụng chuẩn nghèo theo Nghị định số 07/NĐ-CP, mức 1.500.000đ/người/tháng khu vực nông thôn; 2.000.000đ/người/tháng khu vực thành thị).
Tính đến hết 31/8/2022, trên địa bàn tỉnh có tổng số 1.095 lượt đối tượng hộ không khả năng thoát nghèo được hưởng chính sách, trong đó: Năm 2021 có 1.095 đối tượng không có khả năng thoát nghèo được hỗ trợ, trong đó: 774 đối tượng là người cao tuổi cô đơn; 263 đối tượng là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 41 đối tượng đơn thân và 17 đối tượng là người nhiễm HIV không còn khả năng lao động; Năm 2022: tính đến hết tháng 8 năm 2022 có 623 người thuộc đối tượng không có khả năng thoát nghèo đang hưởng trợ cấp chính sách từ Nghị quyết, trong đó: 258 đối tượng là người cao tuổi cô đơn; 319 đối tượng là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng; 33 đối tượng là người đơn thân và 13 đối tượng là người nhiễm HIV không còn khả năng lao động. Tổng kinh phí đã chi hỗ trợ các đối tượng là 17 tỷ đồng.
Theo đánh giá, chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ không có khả năng thoát nghèo đã giúp các đối tượng ổn định cuộc sống, phù hợp với đặc thù, khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, chính sách tập trung hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Người cao tuổi cô đơn; người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng; người mắc bệnh hiểm nghèo; trẻ em mồ côi, người đơn thân nuôi con nhỏ không có sức lao động hoặc khả năng lao động để từ đó có mức thu nhập bằng mức chuẩn nghèo, giúp các hộ có hoàn cảnh đặc biệt cải thiện điều kiện sống, hướng tới mục tiêu không để người nghèo phải ở lại phía sau. Tuy nhiên, hiện nay với mức trợ giúp xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc ưu việt hơn so với các tỉnh, thành phố khác, mức chuẩn trợ giúp xã giúp xã hội hiện nay cao hơn so với chuẩn trung ương quy định, nhưng nhìn chung mức trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội (thuộc hộ nghèo) hiện đang được hưởng vẫn chưa vượt qua được chuẩn nghèo quy định: Chuẩn nghèo (Thu nhập) tại nông thôn là 700.000đ/người/tháng; Chuẩn nghèo (Thu nhập) tại thành thị là 900.000đ/người/tháng, đời sống của các đối tượng này vẫn đặc biệt khó khăn.
Để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Lao động – TBXH thường xuyên phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Nghị quyết. Cụ thể như: Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định, Kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết. Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan thường xuyên hướng dẫn doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc để triển khai thực hiện. Phối hợp với UBND huyện, thành phố chỉ đạo các Phòng, ban liên quan và UBND xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Nghị quyết từ việc lập danh sách đối tượng, tổng hợp đối tượng chi trả trợ cấp hàng tháng đầy đủ, đúng đối tượng, mức hỗ trợ, lập hồ sơ quản lý đối tượng theo quy định; phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh cấp kinh phí để triển khai thực hiện. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan Báo, Đài của tỉnh tăng cường các hoạt động, tuyên truyên, phổ biến nội dung các Nghị quyết, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự tuyên truyền về chính sách an sinh xã hội nói chung các chính sách theo Nghị quyết của tỉnh nói riêng. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp và của cả cộng đồng trong công tác triển khai giám sát thực hiện các Nghị quyết về an sinh xã hội từ việc lập hồ sơ, giám sát chi trả chế độ chính sách cho các đối tượng.
Được biết, Vĩnh Phúc là một trong 04 tỉnh, thành phố/63 tỉnh thành phố có ban hành chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù, chính sách đặc thù hỗ trợ giảm nghèo thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đến các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đảm bảo công tác an sinh xã hội. Các chính sách giảm nghèo đều hướng tới mục tiêu là nâng cao phúc lợi cho người nghèo, hộ nghèo, tăng cường các khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, hộ nghèo./.
Hồng Phượng