Tài chính - Bất động sản
Trang chủ / Kinh tế / Tài chính - Bất động sản
Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu phát triển cơ sở hạ tầng
08:57 AM 20/09/2017
Theo nhận định của CBRE, quá trình đô thị hóa quy mô lớn cùng với triển vọng kinh tế tích cực đang tạo áp lực phát triển hệ thống hạ tầng mức độ cao tại Việt Nam.
CBRE vừa công bố báo cáo “Kết nối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Cơ sở hạ tầng, hội nhập và tăng trưởng của thị trường bất động sản”. Trong đó nêu bật các dự án trọng điểm tại các quốc gia, đồng thời đánh giá sự tác động của việc kết nối giữa các quốc gia trong khu vực đến các ngành công nghiệp và bất động sản. 
Ảnh minh họa
Tầm nhìn của Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng đến tự do hóa thương mại, tự do dịch chuyển lao động có tay nghề cao giữa các nước. Mỗi quốc gia cũng đang chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mình.
Quá trình đô thị hóa quy mô lớn cùng với triển vọng kinh tế tích cực tạo áp lực phát triển hệ thống hạ tầng mức độ cao tại Việt Nam. Tốc độ gia tăng dân cư thành thị (tính theo % tổng số dân cư thành thị) ở Việt Nam đã tăng từ 27% vào năm 2005 lên 34% vào năm 2015, trong khi con số này ở Thái Lan là 50%.
Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP. Tuy nhiên, đầu tư cơ sở hạ tầng ở ASEAN vẫn thiếu sự tham gia của nguồn vốn tư nhân, điều này đang là một thách thức trong khu vực. Theo ADB, hơn 90% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của châu Á đến từ khu vực công.
Hai tuyến tàu điện ngầm tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là những dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu kinh tế vệ tinh. Ngoài ra còn có các dự án quan trọng khác đang triển khai như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, sân bay quốc tế Vân Đồn, Quốc lộ 4B,... và các dự án trong giai đoạn lập kế hoạch như Hành lang kinh tế Phía Đông, tuyến đường cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp ô tô, điện tử, du lịch, nông nghiệp, xây dựng và vận tải.
Đặt Việt Nam trong bối cảnh khu vực giúp đánh giá rõ những tác động tiềm tàng của việc thay đổi động lực phát triển kinh tế trong khu vực. Trong các lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực logistics sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc tăng cường giao thương kết nối trong nội bộ lãnh thổ mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau nhờ các khoản đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng trong ngắn hạn và trung hạn.
Trong dài hạn, sự phân tán trong các khu đô thị cũng như sự mở rộng ra ngoài trung tâm tại các đô thị và các tỉnh thành phụ cận sẽ tạo nhiều cơ hội cho các chủ đầu tư, chủ sở hữu và cư dân.
Theo thoibaonganhang.vn
TAG:
Tin khác
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG
Grab triển khai loạt chương trình tri ân đối tác dịp Tết Nguyên đán 2025
Hé lộ doanh nghiệp xây dựng mạng Blockchain Layer 1 'Make in Vietnam'
Thêm 8 dự án nhà ở xã hội hàng nghìn căn hộ ở quận nào Hà Nội?
Giá xăng dầu tiếp tục tăng, RON95-III lên 21.220 đồng/lít
Nhiều thực phẩm tăng giá kỷ lục cận Tết
Thuduc House “làm mới” toàn bộ HĐQT
Nhiều siêu thị mở cửa xuyên Tết phục vụ người dân
Ngân hàng đua tăng lãi suất tiết kiệm: Gửi nhà băng nào lợi nhất?