Tin quốc tế
Trang chủ / Thời sự / Tin quốc tế
Việt Nam sẽ sớm hoàn thiện Luật Lao động phù hợp với các cam kết quốc tế
08:42 PM 14/09/2017
(LĐXH)- Việc hoàn thiện Luật Lao động phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam cần tôn trọng hệ thống chính trị Việt Nam.
Chiều 14/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế, Nghị viện châu Âu. Tham dự buổi tiếp, về phía Bộ còn có lãnh đạo Vụ Pháp chế, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Vụ Quan hệ quốc tế… Phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch. Phía đoàn công tác của EU còn có ông Jordi Curell Gotor, Vụ trưởng, Lao động và Việc làm; ông Bruno Angelet, Đại sứ, phái đoàn EU tại Việt Nam…
Tại buổi tiếp, ông Bernd Lange đã phát biểu với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung quan điểm muốn tìm hiểu về việc chuẩn bị của Việt Nam đối với các cam kết lao động trong Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA). Ông Bernd Lange tin tưởng quá trình hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên; tạo nhiều công ăn việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho Việt Nam.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và các thành viên Bộ LĐTB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại buổi tiếp đoàn EU

Ông hy vọng Việt Nam sẽ nhanh chóng thông qua tất cả các luật, công ước đã được quốc tế công nhận, với hy vọng Hiệp định sẽ được ký vào giữa năm 2018.
Về phần mình, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hoan nghênh những ý kiến, đề xuất của Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế, Nghị viện châu Âu và khẳng định Việt Nam luôn coi EU là đối tác quan trọng nhất, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Hợp tác giữa Việt Nam và EU thời gian qua đã mang lại hiệu quả rất tốt đẹp, nhất là ở lĩnh vực mới là lao động.
Ông Bernd Lange cùng các thành viên đoàn công tác EU

Việt Nam mong muốn hợp tác sâu rộng hơn nữa với EU. Do đó, trên cương vị là thành viên Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội luôn ưu tiên cao nhất trong việc rà soát và hoàn thiện chính sách pháp lý để hoàn thiện cơ sở ký kết EVFTA. Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ tích cực, chủ động hợp tác chặt chẽ với EU để thực hiện vấn đề này.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam khẳng định thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các cam kết của mình, trên cơ sở 8 công ước cốt lõi. Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 5 công ước, 3 công ước còn lại sẽ sớm trình Quốc hội phê chuẩn trong thời gian tới.
Đặc biệt, Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động, có sự tham vấn của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân trong nước ở một số nội dung cần sửa đổi. Việc hoàn thiện Luật Lao động phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam cần tôn trọng hệ thống chính trị Việt Nam. Đây là nội dung đã được thống nhất giữa các bên khi đàm phán Hiệp định.

“Sau khi nghiên cứu và tiếp thu ý kiến của các bên liên quan, cho tới nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận thấy cần sửa 119 điều của Bộ luật Lao động. Do số các điều của Bộ luật cần sửa đổi nhiều hơn dự kiến ban đầu nên việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật này bắt buộc phải tiến hành theo quy trình sửa đổi toàn diện. Một số vấn đề lớn cần thêm thời gian để nghiên cứu, trao đổi rộng rãi” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẵn sàng ngồi với EU để cùng nhau thống nhất các công việc cần làm trong lộ trình thực hiện EVFTA và trình lên lãnh đạo cấp cao phê duyệt và hy vọng EU sẽ có những hỗ trợ kỹ thuật và tài chính liên quan đối với Việt Nam trong tiến trình này./.
Dương Thìn
TAG:
Tin khác
Bị bắt làm bài tập về nhà, cậu bé báo cảnh sát bố tàng trữ thuốc phiện
Thích chụp ảnh selfie, mẹ giúp con trai thoát án oan 99 năm tù
TikTok chính thức 'bay màu' tại Mỹ sau lệnh cấm
Trải nghiệm cận Tết ở Hà Nội: Góc nhìn của cô gái Pháp 20 tuổi - Ngày 18/1
Chuyến tàu định mệnh: Màn kịch tình yêu che đậy âm mưu giết vợ lấy bảo hiểm
Nhân viên xin nghỉ ốm nhiều, ông chủ thuê thám tử điều tra
Cô gái kiếm tiền nhờ việc kiểm tra lòng chung thủy của đàn ông
Ngôi làng Trung Quốc trả 'thưởng Tết' cho người dân hàng chục ngàn tệ
GDP một tỉnh ở Trung Quốc lần đầu vượt 14 nghìn tỷ NDT, giàu hơn cả 100 nước