An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực y tế
12:56 PM 13/01/2019
(LĐXH)- Đất nước đã trải qua nhiều năm chiến tranh, lại thường xuyên phải gánh chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh và những tai nạn, rủi ro về sức khỏe nên hiện nay số người có vấn đề xã hội rất lớn (chiếm trên 20% dân số), trong đó có khoảng 7,6 triệu người khuyết tật.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chính sách trợ giúp xã hội nhằm chăm lo đời sống các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Theo Thông tư 43/2015/BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện và thực tiễn khảo sát tại một số bệnh viện tại Hà Nội như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viên Nhi trung ương, bện viện phụ sản Hà Nội… Kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy, các bệnh viện thực hiện 7 nhóm dịch vụ công tác xã hội, phù hợp với 7 nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện  đã được quy định tại Thông tư.
TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động - TBXH)
chia sẻ với một số tổ chức quốc tế về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Trong đó, có việc hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật; vận động tiếp nhận tài trợ để trợ giúp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ nhân viên y tế trong quá trình khám và chữa bệnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về công tác xã hội; tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện bao gồm các nhân viên y tế để phối hợp cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người bệnh trong quá trình khám và chữa bệnh tại cơ sở y tế; tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng.
Thời gian gần đây, nhiều mô hình công tác xã hội và đội ngũ tình nguyện viên được một số bệnh viện áp dụng trong việc hỗ trợ bệnh nhân, cán bộ y tế trong phân loại, tư vấn, giới thiệu dịch vụ, hỗ trợ chăm sóc... Mô hình này đã và đang giảm tải những khó khăn trong quá trình khám, điều trị tại bệnh viên, điển hình như Bệnh viện nhi Trung ương, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội (Bộ Lao động – TBXH)…
Đặc biệt, tháng 8/2018, Bộ Lao động - TBXH và Bộ Y tế đã ban hành Chương trình phối hợp số 1883/CTr-BLĐTBXH-BYT về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới, giai đoạn 2018 - 2021”. Theo đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là triển khai tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt cho các nhóm đối tượng như: người lao động, người có công với cách mạng, người bị ảnh hưởng bởi hậu quả chiến tranh, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người tâm thần, người bị nhiễm HIV/AIDS và một số đối tượng khác cần chăm sóc đặc thù;đồng thời, thúc đẩy nâng cao năng lực công tác y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng của ngành Lao động - TBXH.
Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo trợ xã hội Hải Dương
Hiện nay, lực lượng lao động cả nước có khoảng 53 triệu người, trong đó trên 22 triệu làm việc trong khu vực có hợp đồng lao động (50% số này được đóng BHXH và BHYT); khoảng hơn 30 triệu lao động còn lại làm việc trong khu vực phi kết cấu, không có hợp đồng lao động, tự kiếm sống và không tham gia BHXH. Việc khám sức khỏe định kỳ hằng năm mới thực hiện cho 20 - 30% người lao động có BHXH, khám bệnh nghề nghiệp cho 100.000 – 120.000 người lao động có nguy cơ, phát hiện được từ 5.000 – 7.000 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Trong giai đoạn tới, số lượng và cơ cấu đối tượng thuộc diện được trợ giúp xã hội cần trợ giúp y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng tiếp tục có sự biến động, có xu hướng gia tăng do các nguyên nhân như: già hóa dân số, tình trạng rủi ro do biến đổi khí hậu, hạn hán, ngập lụt, do tác động của môi trường, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa… Chính vì vậy, công tác xã hội trong lĩnh vực y tế là nhân tố quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, do đó cần tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác xã hội cho bệnh nhân, công đồng và người dân; đồng thời phát huy hiệu quả và nhân rộng các mô hình công tác xã hội tại các cơ sở y tế. 

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm mảnh giấy: ‘Em là sinh viên, không nuôi được con’
Thị trường bưởi, quất cảnh 'vỉa hè' ảm đạm
Đọ dáng linh vật Tết Ất Tỵ: “Bé Na” nào sẽ đăng quang?
Những khu giải trí từng hot nhất Hà Nội: Hoàng kim rồi vụt tắt
“Bữa ăn hạnh phúc” cùng 662 phần quà được trao cho học sinh trường Khao Mang
Đắk Lắk: Chăm lo chu đáo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
Chương trình “Xuân biên cương - Tết ấm cho em – Hội chợ Tết 0 đồng”
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp