An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật ở Ninh Thuận
11:15 AM 17/04/2023
(LĐXH) - Người khuyết tật thuộc nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội cần sự quan tâm tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ kiến thức pháp luật. Theo luật định, người khuyết tật cũng là đối tượng có quyền lợi được tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí theo Luật Trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ kiến thức pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật còn gặp không ít khó khăn, chưa tương xứng với nhu cầu của nhóm đối tượng này.

Tỉnh Ninh thuận có khoảng 15.200 người khuyết tật (NKT), từ các nguồn lực khác nhau, công tác chăm lo, hỗ trợ NKT được duy trì thường xuyên, bao gồm cả hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) cho NKT đã góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tăng cường chất lượng cuộc sống cho NKT.

Thực hiện Quyết định số 28/QĐ-BTP ngày 10/01/2023 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023; Kế hoạch số 659/KH-UBND ngày 27/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh năm 2023; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch số 40/KH-TTTGPL ngày 07/3/2023 để triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Trung tâm trợ giúp pháp lý tổ chức các buổi truyền thông cho người khuyết tật tại xã Lợi Hải (Thuận Bắc)

Theo Kế hoạch, Trung tâm sẽ tổ chức 03 đợt truyền thông tại 03 xã có đông người khuyết tật sinh sống, là vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể như sau: Xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước với 145 người khuyết tật, trên địa bàn xã hiện có 01 thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi: thôn Liên Sơn 2; Xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc với 130 người khuyết tật, trên địa bàn xã hiện có 02 thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi: thôn Suối Đá và thôn Kiền Kiền 2; Xã Tân Hải, huyện Ninh Hải với 250 người khuyết tật sinh sống.

Trung tâm đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện: Ninh Phước, Thuận Bắc, Ninh Hải và UBND các xã: Phước Vinh, Lợi Hải, Tân Hải để tổ chức thực hiện truyền thông tại địa phương. Buổi truyền thông có sự tham dự của đại diện cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, lãnh đạo UBND, các hội đoàn thể: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Đoàn Thanh niên và đông đảo người khuyết tật, người thân của người khuyết tật.

Người dân các xã rất quan tâm, tham gia các buổi truyền thông

Tại các buổi truyền thông, Trung tâm chủ động trao đổi, nói chuyện chuyên đề pháp luật với chính quyền địa phương, người dân tham gia buổi truyền thông về Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Hôn nhân và gia đình; chính sách xã hội dành cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính; đồng thời triển khai Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong đó quy định “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công dân, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến Trung tâm”.

Trung tâm phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận cùng tham gia ghi hình, viết bài đưa tin về quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tiếp tục lồng ghép Kế hoạch 281/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trung tâm đã biên soạn, in ấn 50 quyển tài liệu để cấp phát tại buổi truyền thông và cấp phát 04 (bốn) loại tờ gấp pháp luật cho 98 người tham dự. Ngoài ra còn cung cấp mẫu giấy giới thiệu cho UBND cấp xã để phối hợp về trợ giúp pháp lý. Đã có 11 người dân hỏi về các chế độ chính sách cho người thuộc hộ nghèo, cho người chăm sóc người khuyết tật và đã được Trung tâm kết hợp với cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội của huyện, của xã giải đáp kịp thời.

Thông qua các buổi truyền thông về cơ sở giúp người dân nói chung, người khuyết tật nói riêng hiểu rõ hơn về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí mà Đảng và nhà nước ta giành cho họ, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, bảo đảm ổn định đời sống chính trị ở địa phương.

Trần Huyền

 

TAG:
Tin khác
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
Thành đoàn Hải Phòng với các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa
Về nơi khởi nguồn Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
Xã Nam Thanh (Nam Trực): Quan tâm chăm lo cho người có công
Tri ân người có công ở Mộc Châu